Cậu học trò Ơ Đu “bỏ” đại học, đi học nghề được tuyên dương toàn quốc

(Baonghean.vn) - Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu năm 2018 có một sinh viên khá đặc biệt đến từ Nghệ An. Em là Lô Văn Anh, đại diện duy nhất của người Ơ Đu, một tộc người mà hiện nay chỉ còn rất ít, đang sinh sống ở miền Tây xứ Nghệ.

"Từ chối" vào đại học

Sau nhiều lần hẹn, chúng tôi mới gặp được Lô Văn Anh bởi em liên tục vướng lịch học ở trường.

Gặp chúng tôi, chàng sinh viên năm thứ nhất của Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức cho biết: "Em vốn học khối C, thiên về các môn xã hội. Nhưng giờ lại chuyển sang học nghề, chủ yếu về kỹ thuật nên phải cố gắng hơn các bạn rất nhiều".

Lô Văn Anh cùng thầy giáo của mình tại lễ tuyên dương học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số toàn quốc. Ảnh: NVCC
Lô Văn Anh cùng thầy giáo của mình tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số toàn quốc. Ảnh: NVCC

12 năm học phổ thông, Anh cũng tự nhận mình là người chịu khó. Có lẽ cũng bởi thế nên ngày còn nhỏ, khi bố mẹ cùng nhiều gia đình khác chuyển từ vùng lòng Hồ về khu tái định cư Văng Môn (xã Nga My, Tương Dương) thì Anh lại theo bà ngoại về vùng tái định cư Thanh Sơn (Thanh Chương) để đi học.

Tốt nghiệp THCS, Anh là một trong ít học sinh của xã thi đậu vào Trường PT DTNT số 1 -ngôi trường hàng đầu của tỉnh dành cho học sinh người dân tộc thiểu số.

Ba năm ở nội trú, cuộc sống của Anh thay đổi rất nhiều. Từ sống với gia đình, Anh làm quen với cuộc sống tập thể, ngày ngày học tập, sinh hoạt đều chịu sự quản lý của thầy cô. Song, nhờ vậy, Anh được rèn giũa nhiều, có ý thức kỷ luật tốt.

Môi trường học mới với nhiều học sinh ưu tú, được tuyển chọn từ các huyện miền núi cũng buộc học sinh phải chăm chỉ, chuyên cần. Kết thúc ba năm THPT, Anh xuất sắc giành 22 điểm khối C (chưa cộng điểm ưu tiên) tại Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 - 2018. Với thành tích này, Anh là một trong hai đại diện của Nghệ An vinh dự được chọn tham dự lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số năm 2018.

Số điểm đó, cũng đủ cho Anh đăng ký vào một trường đại học uy tín. Vậy nhưng, sau khi suy nghĩ kỹ, thay vì quyết định vào đại học, Anh lại chuyển sang đi học nghề.

Kể về quyết định này, Anh cho biết: Từ khi đi học em đã mong ước được vào một trường quân đội. Nhưng sau này, vì không đủ chiều cao nên em buộc phải chọn ngành nghề khác. Bản thân em nghĩ rằng, học đại học rất tốt. Nhưng, em cũng muốn học nghề vì sớm được đi làm và có điều kiện đỡ đần bố mẹ.

Càng là người Ơ Đu càng phải cố gắng

Ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt Đức, số sinh viên "từ chối" học đại học để vào học nghề không quá nhiều, nhất lại là một học sinh người dân tộc thiểu số. Bản thân Anh thì lại xem chuyện đấy là bình thường và em cũng không cho phép mình chủ quan, dù đó chỉ là học nghề.

Nói về Anh, cô giáo Đinh Thị Minh Hạnh - Chủ nhiệm lớp K4 - Công nghệ ô tô cho biết: Lô Văn Anh là một sinh viên hiền lành, ít nói nhưng rất ham học. Đặc biệt, vì biết mình hạn chế về các môn học thuộc khối kỹ thuật nên Anh luôn cố gắng nhiều hơn so với các bạn. Nếu không hiểu thì hỏi thầy cô rất cặn kẽ.

Lô Văn Anh trong chuyến ra Hà Nội dự lễ tuyên dương. Ảnh: NVCC
Lô Văn Anh trong chuyến ra Hà Nội dự lễ tuyên dương. Ảnh: NVCC

Từ khi học nghề, Anh cũng phải bắt đầu cuộc sống tự lập. Quý cậu sinh viên nghèo, hiếu học nên mỗi khi có cơ hội được thực tập ở các doanh nghiệp thì Anh lại được thầy cô giới  thiệu, ưu tiên để có thêm tiền lương trang trải cuộc sống. Cũng ít ai biết rằng, khi Anh được chọn tham dự lễ tuyên dương, chính thầy trưởng khoa đã tự bỏ tiền túi mua vé và cùng Anh ra Hà Nội dự lễ.

Kể về chuyến đi này, Anh còn thật thà nói rằng: Mỗi một học sinh được tuyên dương sẽ được tặng một quyển sổ, một cái bút và 4 triệu đồng. Tuy nhiên, em gửi hết về cho mẹ vì muốn đỡ đần thêm gia đình ở nhà.

Chuyến đi Hà Nội và được là học sinh duy nhất, đại diện cho người dân tộc Ơ Đu còn để lại cho Anh nhiều suy nghĩ và trăn trở. Trong đó, Anh mừng bởi đây là lần đầu tiên một học sinh người Ơ Đu được tuyên dương, được ưu tiên. Tuy nhiên, Anh cũng tự nhận, so với các thành tích của nhiều học sinh khác, thành tích mà Anh đạt được còn hết sức nhỏ bé.

Lô Văn Anh là một sinh viên chăm chỉ ở khoa Công nghệ ô tô. Ảnh: SH
Lô Văn Anh là một sinh viên chăm chỉ ở khoa Công nghệ ô tô. Ảnh: SH

Một kỷ niệm cũng rất đáng nhớ, đó là sau khi được truyền hình trực tiếp trên ti vi, rất nhiều bà con ở trong bản đã gọi điện chúc mừng Anh. Gia đình, làng xóm cũng hết sức tự hào bởi đã lâu lắm rồi, con em Ơ Đu mới được tham gia một chương trình lớn và được ghi nhận, tôn vinh.

Nói về mình, Anh cũng cho biết: "Em là người Ơ Đu, một tộc người chỉ còn có hơn 400 nhân khẩu và so với các dân tộc khác thì vẫn còn thua kém rất nhiều. Chính vì lẽ đó, dù không sống cùng với bà con dân bản cũ nhưng em luôn ý thức mình là người Ơ Đu và cố gắng sống để không phụ lòng mọi người và luôn phấn đấu để sau này trở thành một người có ích".

Sự nỗ lực, biết vươn lên vượt qua khó khăn của Anh cũng chính là điển hình cho sức trẻ của người Ơ Đu hiện nay. Và, câu chuyện của Anh dù giản dị nhưng vẫn có sức nặng để truyền cảm hứng đến cho nhiều người, nhất là với những học sinh người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, những vùng còn gặp nhiều khó khăn của Nghệ An.

Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu là sự kiện được tổ chức hằng năm do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng phối hợp tổ chức.

Thông qua chương trình, nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, đồng thời biểu dương, khích lệ tinh thần nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt thành tích xuất sắc trong học tập của học sinh, sinh viên các DTTS.

Lễ tuyên dương năm 2018 được tổ chức vào cuối tháng 11 tại Hà Nội đã vinh danh 166 gương mặt tiêu biểu, xuất sắc thuộc 25 thành phần dân tộc của 30 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 94 em đạt giải Nhì, Ba và Khuyến khích trong Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia; 17 em đạt giải Nhì, Ba và Khuyến khích trong Kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và 02 em đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia xét tuyển vào đại học; 42 em tốt nghiệp đại học, học viện, cao đẳng loại xuất sắc.

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.