"Cây chò" bản Bãi Xa

(Baonghean) - Đã qua tuổi "cổ lai hy", già làng Lô Hữu Chiến ở bản Bãi Xa, xã Tam Quang, huyện Tương Dương như cây Chò cao lớn vững chãi tỏa bóng mát, là chỗ dựa tinh thần cho bà con các dân tộc vững bước đi trên con đường đầy chông gai và thử thách của mình.
Từng là Phó Bí thư Huyện ủy Tương Dương, cùng đảng bộ huyện đề ra chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế của huyện, khi về hưu, ông nung nấu ý nghĩ: “Bác Hồ đã dạy "Người cán bộ của Đảng đã nói thì phải làm", mình đã chỉ đạo dân làm, nay về hưu mình cũng phải làm cho được, nếu không dân sẽ không còn tin mình”. Nghĩ vậy, hai vợ chồng đổ bao mồ hôi phát cả đồi tranh săng, mở rẫy trồng lạc, trồng sắn, trồng mét, rồi được lâm trường Pù Mát ủng hộ cho cây giống bạch đàn, trồng được hơn năm trăm gốc.
Ban đầu cây phát triển tốt, chẳng bao lâu trâu bò thả rông và cả lòng người không đồng thuận, rừng cây tan nát dần. Lặng nhìn cảnh hơn 500 cây bạch đàn bị gãy, bị chết, lòng ông xót xa: "Là người cán bộ của Đảng - ta đã không làm được điều Đảng chỉ, mà ta ra sức kêu gọi dân làm, thật là xấu hổ". Từ đó, ông vẫn lo việc của bản nhưng lòng nặng trĩu nỗi buồn.
Đến năm 2002, tỉnh xây dựng nhà máy giấy, phát động và giao kế hoạch các huyện trồng cây keo, gia đình ông được giao 10ha rừng. Thế là lại dao quắm, bi đông, hai vợ chồng phát rừng suốt ba tháng ròng. Ông lên Lâm trường Tương Dương hỏi cách trồng keo, về đào hố đúng quy cách, bỏ tiền mua 500 cây giống. Ăn xong cái Tết Ất Dậu (2005) vợ chồng, cha con đi trồng 500 cây, mua dây thép gai về rào. Khí hậu miền núi cao vào mùa khô hanh heo đất kiệt nước, cây non sẽ chết, ông bà lại oằn lưng đắp đập nhỏ nơi khe Phó lấy nước, ba ngày một lần gánh hàng trăm gánh nước tưới. "Cán bộ ơi! Có cái đồng tiền lương nhiều rồi về uống rượu đi, trồng cây làm chi cho cực". Nghe dân bản nói vậy, ông vui vẻ nói với họ về lợi ích của trồng rừng, thuyết phục bà con cùng làm, cùng bảo vệ. Cây xanh tốt, ông mừng lắm và vận động con trai cùng làm, phát rộng hai bên khe hơn 1ha và đến tháng 11 năm ấy trồng thêm được 3.000 cây. Vào mùa khô, cây thiếu nước. Cả nhà đi gánh nước tưới suốt ba tháng trời. "Những ngày đó mệt kinh khủng, nhưng lo cây chết, mình không làm được điều mình nói mà cố lên. Nhìn cây xanh tươi tốt dần mà quên hết mệt. Thế là bà con dân bản làm rừng keo theo, rồi rừng mét ngày càng mở rộng”- Ông cười vui nói với tôi với vẻ tự hào.
Niềm vui của vợ chồng ông Chiến. Ảnh: Đ.M
Niềm vui của vợ chồng ông Chiến. Ảnh: Đ.M
Chủ tịch Lương Thanh Hải đưa các trưởng bản, các già làng đến tham quan học tập. Ông bằng lòng vì mình đã làm được lời dạy của Bác Hồ: "Đảng viên phải cố gắng làm kiểu mẫu cho quần chúng noi theo". Tháng 11/2009, tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Nghệ An lần thứ nhất, ông được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Thế nhưng, keo bán rớt giá, ông bị lộ hàng trăm triệu đồng. Nhưng không cam chịu thất bại, được cán bộ xã gợi ý, ông cùng bà con chọn các cây thích hợp, có thu nhập cao để trồng. Rừng Bãi Xa giờ lại bạt ngàn cây mét, cây xoan, màu xanh của sự sống đã ngời ngời sinh sôi nảy nở, lòng già Chiến rất vui, bởi ông nói được và đã làm được, rồi kéo theo mọi người cùng làm. 
Giờ tuổi ngoài 70 không đủ sức trồng rừng phát rẫy, ông chuyển giao toàn bộ đất đai và rừng cho người con trai lớn, còn mình với tư cách là già làng lại trở về vai trò người tổ chức động viên mọi hoạt động của dân bản. Đảng đề ra chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều tiêu chí, chương trình về với bản và ông là một trong 9 người ở Ban vận động đó. Điều cần trước hết ở bản Bãi Xa là phải làm cho được những con đường bằng bê tông đến tận từng nhà với yêu cầu trục chính rộng 5m, trục khác rộng 4m. Cùng với trưởng bản Vi Văn Thuyết, ông đi đến vận động từng nhà, trước hết là những gia đình phải nhường đất để thông tuyến. Các ông Lương Văn Hóa, Lô Văn Tới, Lô Xuân Việt, Vi Đình Hùng, Vi Văn Dũng và nhiều bà con khác vui vẻ nhường đất, chặt cây cho đường mở rộng.
Hội thi cấy ở bản Bãi Xa - Tương Dương. Ảnh: Hồ Phương
Hội thi cấy ở bản Bãi Xa - Tương Dương. Ảnh: Hồ Phương
Theo tính toán: xi măng đã có huyện cho, bản cần có 50 triệu đồng mua nguyên vật liệu, tính ra mỗi nhà phải góp 300.000 đồng, đó là số tiền không nhỏ với nhiều gia đình, ông lại cùng đại diện Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh… đến từng nhà, vận động từng người đóng góp. Được dân bản đồng tình nên chỉ 3 ngày là giải tỏa đường thông, 7 ngày sau dân làm, cán bộ giám sát, trục đường chính của bản dài 1km đã hoàn thành.
Quý IV này, chi bộ ra quyết nghị hoàn thành các nhánh đường còn lại, mỗi hộ vẫn phải góp 300.000 đồng. Mọi gia đình đã sẵn sàng, thế nhưng gặp phải lúc có quyết định cấm khai thác cát sỏi, lấy đâu ra 110 xe cát sỏi để làm đây? Mọi người nghĩ chưa ra. Lo việc nhà không lúc nào mất ngủ mà lo cho bản lại nhiều đêm không ngon giấc, ông cố tìm cách để có nguyên liệu. Ông ra bãi cát sỏi ven sông thấy chất lượng tốt, ông về nói với trưởng bản lên mời Bí thư Đảng ủy Lô Văn Lý, Chủ tịch xã Hồ Viết Sơn xuống xem và cho ý kiến. "Bây giờ thì cát sỏi đã về đầy đường, tiền cũng đã có. Thu hoạch mùa xong, cuối tháng 11 này chúng tôi sẽ làm. Tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới sẽ đạt, bản Bãi Xa của tôi ngày càng đoàn kết, no ấm và đẹp hơn. Cái bụng vui lắm nhà báo ạ!". Nhìn nét mặt rạng rỡ của ông tôi thấy mình cũng vui mà lòng đầy cảm phục trước một già làng kết tinh những phẩm chất cao đẹp của dân tộc Thái: hoàn cảnh nào cũng sống được, trẻ hay già cũng luôn biết làm việc tốt có ích cho dân bản, cho chính mình, mang lại niềm hạnh phúc cho mình, cho cộng đồng. 
Được biết, gia đình ông Lô Hữu Chiến là một trong 3 gia đình văn hóa tiêu biểu của huyện Tương Dương được tuyên dương trong Đại hội 5 năm xây dựng Gia đình Văn hóa tiêu biểu của tỉnh, tôi càng mừng cho ông, cho bà con các dân tộc huyện Tương Dương. Khi được hỏi “Trong cuộc đời mình, ông vui nhất điều gì?”, ông không ngần ngại cho biết: “Đời ta có nhiều niềm vui, nhưng vui nhất là ta luôn là người của Đảng, làm tốt những việc Đảng giao, dân cần. Làm được điều đó bởi ta luôn nhớ lời dạy của Bác Hồ: Cán bộ đảng viên nói phải đi đôi làm. Ta đã nói được và cố gắng làm được điều ta nói với bà con để mọi người làm tốt hơn. Thế là ưng cái bụng rồi”.
Một ý nghĩ giản dị mà lớn lao biết chừng nào.
Đức Minh

tin mới

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Tâm niệm của đảng viên 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng

Tâm niệm của đảng viên 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng

(Baonghean.vn) - 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng, đảng viên Phan Chí Thành là một người con đặc biệt của thị xã Thái Hòa. Ông đã hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn, hiến hàng trăm m2 đất cho cộng đồng chỉ với tâm niệm: “Những gì cống hiến cho xã hội thì sẽ không bao giờ mất đi...".

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

(Baonghean.vn) -Với khát khao cống hiến sức trẻ, tình nguyện góp phần xây dựng quê hương, thế hệ trẻ huyện Nghĩa Đàn đang ra sức thi đua lao động, sản xuất, học tập. Trong dòng chảy đó, có nhiều tấm gương thanh niên, thiếu niên công giáo nhiệt huyết trong các phong trào, hoạt động tại địa phương.

 Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

(Baonghean.vn) - Thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An và Ban Chỉ huy Quân sự các huyện nhận nuôi, hỗ trợ 109 em học sinh khó khăn.  Việc làm nhân văn ấy thắt chặt thêm tình gắn bó  giữa quân và dân trong tình hình mới.

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

(Baonghean.vn) - Không những là một kỹ sư trẻ có năng lực, Nguyễn Mạnh Thông - Tổ trưởng Tổ Đo lường và Điều khiển, Phân xưởng sửa chữa, thuộc Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ còn là một người đồng nghiệp tận tâm, khi anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kèm cặp nhiều đồng nghiệp nâng cao tay nghề.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, không ngại khó, ngại khổ, là trung tâm đoàn kết cộng đồng, khéo léo trong công tác vận động quần chúng… là nhận xét của cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Buộc Mú 2 và bản Ka Dưới khi nói về Bí thư chi bộ Già Tồng Thù.

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

(Baonghean.vn) - Những người trẻ thuộc thế hệ gen Z, chỉ mới 17-18 tuổi, một cách tự nguyện, họ họp lại với nhau thành Câu lạc bộ “Chủ nhật không rác thải nhựa Thanh Chương”. Ngày nghỉ cuối tuần họ lại tình nguyện dầm mình giữa nắng gắt hay giá rét để dọn rác…

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

(Baonghean.vn) - Ông Trịnh Xuân Hùng - Trưởng Ban công tác Mặt trận của thôn Sơn Thịnh là người đã “vào sinh ra tử” ở mặt trận Vị Xuyên. Ông đã đưa thôn Sơn Thịnh trở thành một điểm sáng trong phong trào thi đua không chỉ của xã, của huyện mà còn cả trong toàn tỉnh.

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những năm qua, cái tên Lương Nga không còn xa lạ trong các hoạt động thiện nguyện tại miền Tây Nghệ An. Ít ai biết rằng, nữ Bí thư Đoàn xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu này cũng là một start-up khởi nghiệp bằng nghề truyền thống, mang lại việc làm, thu nhập cho bà con vùng cao.

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(Baonghean.vn) - Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương, đó là lời khen mà nhiều người dành cho chị Nguyễn Thị Hồng - hội viên Chi hội Phụ nữ xóm Thái Sơn, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.
Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

(Baonghean.vn) - Sinh ra và lớn lên ở bản làng xa xôi nơi rẻo cao, nơi có số hộ nghèo trên 72%, trưởng bản có 100% đồng bào Khơ mú ở Nghệ An quyết tâm kêu gọi người dân vươn lên thoát nghèo bằng chính sự gương mẫu, đi đầu trong chăn nuôi, trồng trọt của bản thân.
Thổ cẩm Hoa Tiến

'Chắp cánh' mang thổ cẩm vươn xa

(Baonghean.vn) - Sau khi ra trường, cô gái Sầm Thị Tình (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) không theo nghề mà trở về quê hương nối nghiệp dệt thổ cẩm. Với ý chí, nỗ lực cùng khả năng kết nối, các mặt hàng thổ cẩm truyền thống đã và đang ngày càng được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Cô Lan Cảnh

Cô giáo làng làm nhiều việc 'có lợi cho dân'

(Baonghean.vn) - Là người con của quê hương Nam Đàn, nhà giáo Nguyễn Thị Lan Cảnh được biết đến là người giàu tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội.