Cay khóe mắt với lá thư tri ân của cựu học sinh miền núi Nghệ An gửi thầy cô

Theo Hoài Nam (dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
"Cả lớp từng "nổi loạn" bỏ tiết, vào lớp không nghe giảng bài, tìm mọi cách để chống đối, thách thức, từng lén ném đá, dán giấy sau lưng thầy cô... Chúng em đang giữ của thầy cô một lời xin lỗi!".

Bức thư ngắn gọn tri ân thầy cô sau gần 20 năm gặp lại được một giáo viên đăng tải đang được truyền trên mạng xã hội với sự xúc động, nghẹn ngào.

Cay khóe mắt với lá thư tri ân của cựu học sinh miền núi Nghệ An gửi thầy cô  ảnh 1Cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên dạy Văn ở Nghệ An - người chia sẻ bức thư cho biết, đây là lá thư của bạn bè lớp mình từ bậc THCS khóa 1996-2000 gửi đến thầy cô Trường THCS Chi Khê, Con Cuông, Nghệ An. Mới đây, sau gần 20 năm, từ đề xuất của một số người, bạn bè cũ từ các nơi, đã tập hợp lại để tri ân thầy cô.

Thầy cô mến thương!

18 năm - chặng đường dài của một đời người. Và giờ đây, chúng em càng hiểu rằng đó là thời gian quá dài, quá tàn nhẫn để một lớp học trò quay về thăm thầy cô, trường cũ.

Chúng em vẫn như vậy. Vẫn là những đứa con hư và mãi không chịu trưởng thành khi ỷ vào sự bao dung, yêu thương, chân thành của thầy cô. Lớp 9A khóa 1996 - 2000 chúng em tự nhận là lớp học sinh với những học trò quậy phá, mang đến rất nhiều phiền lòng cho thầy cô, nhà trường.

Cả lớp từng "nổi loạn" bỏ tiết, vào lớp không nghe giảng bài, tìm mọi cách để chống đối, thách thức, từng lén ném đá, dán giấy sau lưng thầy cô...

Chúng em đang giữ của thầy cô một lời xin lỗi!

Nhiều bạn trong lớp từng bị "dọa" cho đứng cột cờ, chuyển lớp, đuổi học.... Nhưng không, thầy cô đã cùng chúng em vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi mới lớn đó bằng sự kiên trì, nhẫn nại, chấp nhận chứ không phải bằng sự trừng phạt.

Chúng em đang giữ của thầy một lời cảm ơn!

Thầy cô bậc THCS là những người cùng vượt qua giai đoạn trường thành khó khăn nhất của học sinh, là những người đưa đò dành nhiều tình cảm, yêu thương nhất cho học trò... nhưng cũng dễ bị học trò "quên lãng" nhất.

Chúng em đang giữ của thầy cô một lời yêu thương, tri ân suốt gần 20 năm qua.

Tất cả những điều này, chúng em không thể gửi hết trong một buổi gặp mặt, càng không thể gửi vào trong một vài lời nói.

Nhưng chúng em xin cảm ơn thầy cô đã đến đây với chúng em hôm nay. Để chúng em luôn nhắc mình rằng, trên hành trình mình trưởng thành, trong cuộc đời của mỗi học sinh... luôn có thầy cô.

Cay khóe mắt với lá thư tri ân của cựu học sinh miền núi Nghệ An gửi thầy cô  ảnh 2
Cay khóe mắt với lá thư tri ân của cựu học sinh miền núi Nghệ An gửi thầy cô  ảnh 3
Cay khóe mắt với lá thư tri ân của cựu học sinh miền núi Nghệ An gửi thầy cô  ảnh 4
Thầy cô nghẹn ngào trong lễ tri ân của học trò sau gần 20 năm.
Thầy cô nghẹn ngào trong lễ tri ân của học trò sau gần 20 năm.

Cô Huyền bộc bạch, khi họ đến mời thầy cô đến dự buổi tri ân, rất nhiều thầy cô đã bật khóc vì lần đầu tiên trong cuộc đời một lớp học trò cũ quay lại tri ân, cảm ơn thầy cô. Có cô còn cầm thư mời để lên ngực khi ngủ...

Hầu hết thầy cô dạy học thời đó đều đã về hưu, nhiều người đã lớn tuổi, có người bệnh nằm một chỗ không đi lại được... Bạn bè lớp cô hồi đó rất quậy phá, bày ra những trò quậy phá, nghĩ lại rất thương thầy cô và tránh buổi trẻ bồng bột.

"Chúng tôi rất tiếc vì để một thời gian dài như vậy mới quay lại trường cũ để gặp gỡ, cảm ơn thầy cô... Lâu nay, chủ yếu học trò tổ chức họp lớp, tri ân ở cấp 3 mà chưa nhớ nhiều đến thầy cô ở cấp 2. Trong khi đây là những giáo viên vất vả, áp lực nhất vì học sinh tuổi này rất nổi loạn", cô Huyền chia sẻ.

Đồng thời, cô giáo trẻ cũng nhắn nhủ, nếu có thể hãy về thăm thầy cô cũ. Thầy cô lớn tuổi, già yếu, thứ thầy cô cần nhất là tình cảm của học trò cũ.

Khi bức thư tri ân được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người đã cay cay khóe mắt. Nhiều người thầy thấy bóng hình, mong muốn của mình trong đó, còn nhiều học trò cũng nghẹn ngào "muốn quay về trường cũ thăm thầy cô ngay".

Bạn Lê Thanh An, một sinh ở TP.HCM cho biết, trước giờ lớp cô cũng chỉ hợp lớp cũ cấp 3. Sau khi đọc lá thư, cô đang kêu gọi bạn bè, Tết này về sẽ làm hội lớp, hội khóa thầy cô cấp 2. Vì nhớ lắm, gắn bó lắm, thầy cô yêu thương, bao dung... mà khi ra trường, không mấy người nhớ đến thầy cô.

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.