Cây nêu ngày Tết

(Baonghean.vn) - Trồng (dựng) cây nêu ngày Tết là một phong tục rất độc đáo của người Việt Nam. Không giống như tục đánh chuông, đi chùa đầu năm thường thấy ở người Nhật, hay lì xì cũng được thấy ở ngày Tết của người Trung Quốc, dường như đây là một tục lệ mà chỉ riêng người Việt mới có. Không chỉ là nét đặc trưng độc đáo của Tết cổ truyền người Việt, mà tục lệ trồng nêu còn mang những ý nghĩa sâu xa mà không kém phần đặc sắc, lý thú.
Cây nêu - một biểu tượng của văn hóa Việt. Ảnh tư liệu: Huy Thư
Cây nêu - một biểu tượng của văn hóa Việt. Ảnh tư liệu: Huy Thư

Tục lệ gắn kết khá chặt chẽ với các hoạt động khác của người Việt trong những ngày Tết nhằm trừ tà cầu an. Những ngày trước Tết, bà con thường làm các lễ cúng: tiễn ông Táo về Trời, cúng thần Thổ Địa, Hàn Khiển... Trồng đào, chơi đào cũng vậy, ngoài để cho đẹp thì còn để trừ tà. Bởi lẽ gỗ đào được dùng để trừ tà, hình ảnh đạo gia, thầy pháp thường gắn liền với quả đào là vì vậy.

Từ 23 tháng Chạp, các ông Táo vốn có nhiệm vụ bảo vệ nhà cửa khỏi ma quỷ làm hại, không còn ở lại bảo vệ gia chủ, nên cần có các hoạt động khác nhau để xua đuổi ma quỷ. Trong truyền thuyết, để tránh ma quỷ làm hại người, Phật đã giao hẹn rằng, áo cà sa của người tỏa đến đâu thì ma quỷ phải tránh khỏi nơi đó, và cây nêu chính là cái giá treo giúp bóng áo cà sa được tỏa rộng khắp, nhờ đó mà ma quỷ phải tránh xa con người. Cây nêu vì vậy cũng mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, giữ an lành cho con người trong những ngày ông Táo chầu trời còn quỷ tìm về trong nhân gian.

Ngay các vật dụng treo trên nêu cũng mang chứa ý nghĩa này: bùa cầu an và cành đa (hoặc lá dứa) dọa quỷ trong giỏ tre, khánh làm bằng đất nung có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn quỷ nghe mà tránh xa...

Tuy nhiên, không chỉ treo những đồ cầu may, người ta vẫn có thể treo thêm những thứ đồ trang trí như: đèn lồng, đồ thêu, khánh đất, dải cờ nheo đủ màu… cộng thêm với chiều cao vượt trội của cây tre trồng nêu khiến cây nêu trở thành những hình tượng nổi bật, lộng lẫy nhất trong những ngày Tết, xứng đáng là một trong những biểu tượng ngày Tết Nguyên đán trong văn hóa Việt.

Những năm gần đây người dân trở lại với phong tục dựng cây nêu ngày Tết. Ảnh tư liệu: Huy Thư
Những năm gần đây người dân trở lại với phong tục dựng cây nêu ngày Tết. Ảnh tư liệu: Huy Thư

Vậy cây nêu là gì? Nó có xuất xứ như thế nào? Tại sao nó lại mang ý nghĩa trừ tà cầu may? Ta có thể tìm thấy câu trả lời trong câu chuyện "Sự tích cây nêu ngày Tết" theo Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam:

"Ngày xưa quỷ chiếm toàn bộ đất, còn người chỉ làm thuê và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột người quá tay và cuối cùng quỷ tự cho mình hưởng quyền "ăn ngọn cho gốc". Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức "ăn ngọn cho gốc".

Sang mùa khác, quỷ lại chuyển qua phương thức "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố "ăn cả gốc lẫn ngọn". Phật trao cho người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn người thì thu hoạch cơ man là ngô. Cuối cùng quỷ nhất định bắt người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.

Phật bàn với người, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Do mất đất sống nên quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên quỷ bị thua sau khi bị bên người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột,... và quỷ lại bị Phật đày ra biển. Trước khi đi, quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để quỷ không bén mảng đến chỗ người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho quỷ sợ.

Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa quỷ".

Người dân bản Cửa Rào, xã Xá Lượng (Tương Dương) dựng cây nêu đón Tết. Ảnh tư liệu: Đình Tuân
Người dân bản Cửa Rào, xã Xá Lượng (Tương Dương) dựng cây nêu đón Tết. Ảnh tư liệu: Đình Tuân

Vào thời kỳ hiện đại, nhất là thời kỳ bao cấp và đổi mới, do sự khó khăn về kinh tế cũng như việc đất nước vừa trải qua những cuộc chiến vệ quốc khốc liệt, khiến các hoạt động, nghi thức truyền thống trở nên mai một, tục trồng cây nêu cũng dần bị biến mất. Đã có thời kỳ dài mấy chục năm, hầu như cây nêu không còn bóng dáng trên nước ta trong những ngày Tết, và việc nhắc nhớ đến tục lệ này cũng dần trở nên dĩ vãng.

Thật may mắn thay, cùng với sự đi lên của đất nước, và những hoạt động khôi phục văn hóa, tôn vinh nét đẹp cổ phong dân tộc của những con người tha thiết yêu truyền thống của dân tộc, mà tục trồng cây nêu cũng dần được phục hồi. Đặc biệt, trong Tết Nguyên đán Canh Tý vừa qua, tục này đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp. Cũng như nhiều người, tôi đã đặc biệt ấn tượng vì khắp một vùng rộng lớn trên quê hương Nghệ An yêu dấu, đâu đâu cũng vút cao hình ảnh những ngọn nêu với dải cờ, đèn lồng, đèn điện giăng mắc cầu kỳ mà vẫn đượm hồn xưa vốn cổ!

Nhìn thấy cảnh tượng người dân nô nức khôi phục nét đẹp tinh hoa xưa cũ tưởng đã mất đi từ lâu như vậy, tôi dâng tràn một cảm xúc mãnh liệt, niềm xúc động vô bờ, vì biết được rằng, những nét đẹp tinh hoa của cha ông mình sẽ luôn còn mãi, quê hương chưa bao giờ đẹp đến thế.

Những chiếc đèn lồng gắn lên các cây nêu Tết tại thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong. Ảnh tư liệu: Quang An
Những chiếc đèn lồng gắn lên các cây nêu Tết tại thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong. Ảnh tư liệu: Quang An

tin mới

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

(Baonghean.vn) - Thấu hiểu nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất cha nơi biển lớn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại vùng biển Quỳnh Lưu đã tích cực đồng hành với những người phụ nữ yếu thế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

(Baonghean.vn) - Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều người đỗ đạt thành danh và có nhiều di tích được xếp hạng như xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Nắm bắt lợi thế đó, gần đây địa phương này đã tiên phong phát triển du lịch, với những tour du lịch mang nhiều ý nghĩa.

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái phía Tây Bắc Nghệ An. Sinh hoạt văn hóa này cũng là không gian lưu giữ những nét truyền thống của cư dân bản địa vừa góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.