Cha của tay súng ở Las Vegas từng cướp ngân hàng, bị FBI truy nã gắt gao

Benjamin Paddock, cha của nghi phạm vụ xả súng Las Vegas Stephen Paddock, từng là kẻ cướp ngân hàng, đào tẩu khỏi nhà tù liên bang trong vòng 10 năm và có tên trong danh sách những tội phạm bị FBI truy nã gắt gao nhất.

 » Những vụ xả súng kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ

 » Kẻ xả súng ở Las Vegas tàng trữ thuốc nổ, hàng nghìn viên đạn tại nhà
 

Ông Benjamin Paddock (trái) và nghi phạm Stephen Paddock (Ảnh: Reuters)
Ông Benjamin Paddock (trái) và nghi phạm Stephen Paddock. Ảnh: Reuters

Theo Dailymail, Benjamin Paddock đã từng bị bắt vào năm 1960 sau đó đã vượt ngục và sống chui lủi ngoài vòng pháp luật trong 10 năm. Benjamin được mô tả là “có vấn đề về tâm thần, nguy hiểm, có khuynh hướng tự sát, có vũ trang” và cảnh sát xếp ông ta vào nhóm cảnh báo người dân “tránh xa”.

Benjamin sa lưới FBI sau hàng loạt vụ cướp ngân hàng vào thời điểm con trai Stephen Paddock mới 7 tuổi và đang sống ở Arizona. Mẹ của nghi phạm đã rất cố gắng để bảo vệ và cách ly 4 đứa con khỏi luồng dư luận rằng cha của họ là một kẻ cướp.

Vào thời điểm đó, bạn bè và người thân của Benjamin vô cùng sốc khi ông ta bị sa lưới pháp luật, vì hình ảnh của ông ta rất tốt đẹp trong mắt mọi người. Nhưng ẩn sau lớp vỏ bọc đó, ông ta đã thực hiện các phi vụ cướp liên tiếp với tổng số tiền là 30.000 USD. Ông ta còn bị cáo buộc vì tội sử dụng vũ khí để uy hiếp và ăn trộm xe hơi để thoát khỏi hiện trường.

Sau khi bị bắt, Benjamin bị kết án 20 năm vì hàng loạt tội danh nhưng ông ta đã đào tẩu khỏi nhà tù sau 8 năm "bóc lịch". Từ năm 1969 tới năm 1977, ông ta được đưa vào danh sách 10 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của FBI với mô tả “cực kỳ nguy hiểm”.

Trong chừng ấy năm, Benjamin đã sử dụng nhiều tên giả và bí danh khác nhau trong đó ông sử dụng cả tên con mình để ẩn danh. Sau khi bị FBI bắt lại vào năm 1978, đến năm 1979 Benjamin đã chính thức được trả lại tự do.

Vào năm 1988, ông lần nữa lại bị kiện ra tòa án Oregon do cáo buộc gian lận trong trò chơi cờ bạc mang tên Bingo và buộc nộp phạt 623.000 USD. Sau đó, Benjamin di chuyển tới Texas và sống ở đó những năm tháng cuối đời.

Trong khi đó, con trai Benjamin, Benjamin Paddock, 64 tuổi, đã 1/10 xả súng vào đám đông khoảng 30.000 người đang xem lễ hội âm nhạc tại thành phố Las Vegas, làm ít nhất 59 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương. Đây được xem là vụ thảm sát bằng súng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

Theo Dân trí

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.