Chân dung tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Daniel Kritenbrink, ứng viên cho chức đại sứ Mỹ tại Việt Nam, là người có nhiều kinh nghiệm với chiến lược xoay trục về châu Á của Mỹ.

ung-vien-dai-su-my-tai-viet-nam-nguoi-thuc-dy-chien-luoc-xoay-truc

Daniel Kritenbrink (trái) cố vấn cho tổng thống Mỹ Barack Obama trên chuyên cơ Air Force One trên hành trình đến Hà Nội, Việt Nam vào tháng 5/2016. Ảnh: Nhà Trắng.

Ông Daniel Kritenbrink, 49 tuổi, là nhà ngoại giao có nhiều năm kinh nghiệm xử lý các vấn đề châu Á với ít nhất 10 năm làm việc tại Trung Quốc, nắm giữ các chức vụ như tham tán công sứ phụ trách vấn đề chính trị, phó trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại Bắc Kinh sau đó là giám đốc cơ quan phụ trách các vấn đề Trung Quốc và Mông Cổ thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ông Kritenbrink có bằng thạc sĩ tại trường đại học Virginia và bằng cử nhân của trường đại học Nebraska-Kearney. Ông thành thạo tiếng Nhật Bản và tiếng Trung Quốc.

Vào tháng 6/2015, dưới chính quyền của cựu tổng thống Barack Obama, ông Kritenbrink được bổ nhiệm làm Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ.

Nhiệm vụ đầu tiên của ông Kritenbrink sau khi nhậm chức là chuẩn bị đón tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, sự kiện mang tích chất lịch sử mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia từng là cựu thù. Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Mỹ.

Giới chuyên gia nhận định kinh nghiệm dạn dày và kiến thức sâu rộng, đặc biệt với sự hiểu biết về Trung Quốc, ông Kritenbrink sẽ giúp Nhà Trắng trong nỗ lực kiềm chế các hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên biển đồng thời giúp Mỹ củng cố sức ảnh hưởng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, theo World Herald.

Từ chàng trai đồng quê đến cố vấn an ninh cấp cao

ung-vien-dai-su-my-tai-viet-nam-nguoi-thuc-dy-chien-luoc-xoay-truc-1

Daniel Kritenbrink, những năm 20 tuổi, tại trang trại của gia đình ở bang Nebraska, Mỹ. Ảnh: World Herald.

Lớn lên ở một nông trang tại bang Nebraska, miền trung tây nước Mỹ, Daniel Kritenbrink từng nói rằng cuộc sống ở nông thôn đã giúp ông nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp.

Bạn thời niên thiếu của Kritenbrink nhớ lại những chuyến đi xuyên qua vùng đồng quê nước Mỹ trong đêm mùa đông của ba chàng trai trung học. Nghỉ chân giữa đường, cả ba trèo lên ca-pô chiếc Chevy Nova 1974 còn ấm hơi động cơ và nói về tương lai và hoài bão.

"Dù làm công việc gì, tớ muốn tạo nên sự khác biệt", chàng trai Kritenbrink tâm sự với hai người bạn thân. 

Cha mẹ của ông Kritenbrink đều sinh ra và lớn lên ở vùng Omaha, hạt Douglas, bang Nebraska. Sau khi kết hôn, cha ông, Donald Kritenbrink, đã mua một nông trang rộng 32 héc-ta để trồng đậu nành và chăn nuôi gia súc. Suốt thời thơ ấu, ông Kritenbrink và chị em gái lớn lên giữa đồng quê. 

Sau khi tốt nghiệp trung học, Kritenbrink theo đuổi khoa học chính trị tại trường đại học Nebraska- Kearney. Tại đây, ông bắt đầu khám phá ra đam mê của mình với những vấn đề chính trị.

"Con người, văn hóa, lịch sử và chính trị đều có hấp lực với tôi", Kritenbrink nói.

Tại trường đại học, cậu sinh viên Kritenbrink đặc biệt có ấn tượng với giáo sư Thomas Magstadt, người đã dẫn sinh viên của mình tới Liên Xô trong một chuyến đi thực tế. 

Giáo sư Magstadt, giờ đã nghỉ hưu, nhớ lại khoảnh khắc đứng giữa sân trường ngập tuyết, chàng thanh niên Kritenbrink, đội một chiếc mũ lông thú to xụ và tâm sự về trải nghiệm sau chuyến đi tới Liên Xô, gọi đó là chuyến đi ấn tượng nhất trong đời mình.

"Chuyến đi đó đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với cậu ấy", giáo sư Magstadt nói, "Cậu ấy như một tấm bọt biển, hấp thụ tất cả thông tin và những trải nghiệm xung quanh".

Sau khi tốt nghiệp đại học, Kritenbrink tiếp tục học thạc sĩ tại đại học Virginia, rồi nghiên cứu tiến sĩ nhưng bỏ giữa chừng để nắm bắt cơ hội làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ. 

Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga, cùng thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã khơi nguồn cho đam mê  của Kritenbrink về các vấn đề chính trị nhưng chính một chương trình trao đổi tại Nhật Bản thời sinh viên mới giúp định hình hướng đi trong sự nghiệp sau này của nhà ngoại giao Kritenbrink. 

Ông Daniel Kritenbrink tại buổi họp báo về chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Tổng thống Barack Obama vào tháng 5/2016. Nguồn: White House.

Vào năm 1995, sau khi thi đỗ vào Bộ Ngoại giao Mỹ, chàng thanh niên Kritenbrink được cử tới làm việc tại đại sứ quán Mỹ ở Tokyo. Ở đây, ông đã gặp người phụ nữ, một năm sau trở thành vợ và mẹ của hai đứa con của ông. 

Cuộc sống của một gia đình làm nghề ngoại giao là nay đây mai đó, nay ở Kuwait, mai lại tới Trung Quốc. Kritenbrink nói điều khiến ông cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình là ông có thể giúp người Mỹ sống xa quê hương, như những người phụ nữ Mỹ bị chồng ngoại quốc bạo hành, công dân gặp rắc rối với vấn đề pháp lý bản địa, hay một người Mỹ đang cố gắng đưa xác người thân về quê nhà.

Kritenbrink có 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Trung Quốc, trong đó hai năm giữ chức phó trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại Bắc Kinh phụ trách tất cả các vấn đề từ ngoại giao đến thúc đẩy thương mại. 

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vừa quan trọng vừa phức tạp, Kritenbrink nhận xét. Ngoài hợp tác trong những lĩnh vực như chống biến đổi khí hậu hay ngăn ngừa dịch bệnh, hai quốc gia vẫn còn nhiều bất đồng liên quan đến các vấn đề trên biển. 

Dưới thời của chính quyền ông Obama, với tư cách là cố vấn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á, Kritenbrink chịu trách nhiệm đưa ra lời khuyên và đề xuất về các chính sách ngoại giao và an ninh ở châu Á, đồng thời, điều phối các chính sách của chính phủ Mỹ liên quan đến khu vực này dựa theo hướng chiến lược xoay trục của Mỹ từ châu Âu và Trung Đông sang châu Á - Thái Bình Dương.

"Đây là việc chưa có tiền lệ", ông Kritenbrink nói về chính sách xoay trục của Mỹ.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.