Chàng trai quê lúa Yên Thành và ước mong 'khơi dậy những khát vọng đẹp cho trẻ em'

Mỹ Hà (Kỹ thuật: Thành Cường)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) - Tuy chỉ mới hoạt động hơn 3 năm, nhưng chương trình “Tủ sách Nhân ái” đã phát triển đến 3.780 trường học ở 59 tỉnh, thành. Một trong những người khởi xướng cho chương trình này là anh Phan Đăng Chương - một người con của quê lúa Yên Thành và hiện đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhân ngày Sách Việt Nam, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với anh Phan Đăng Chương để hiểu rõ hơn về công việc mà anh cùng những người bạn của mình đang theo đuổi.

Sách khơi gợi những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ

P.V: Tôi được biết ngày còn học phổ thông, anh là học sinh chuyên Toán. Vậy hồi đó, anh có thích đọc sách không? Cuốn sách nào làm anh nhớ nhất?

Phan Đăng Chương: Mặc dù là học sinh chuyên Toán nhưng ngay từ nhỏ tôi đã rất thích đọc sách. Ngày xưa, sách là cái gì đó rất xa xỉ đối với trẻ em nông thôn như chúng tôi, phải đi mượn hoặc được ai đó quý lắm mới tặng một quyển, về đọc đi đọc lại cho đến khi rách bìa, sờn gáy.

Niềm vui của học sinh trong ngày được nhận những cuốn sách từ chương trình tủ sách nhân ái
Niềm vui của học sinh trong ngày được nhận những cuốn sách từ chương trình tủ sách nhân ái

Còn nhớ quyển sách tôi thích nhất, có thể xem là “gối đầu giường” là quyển “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Sau này lên học phổ thông, tôi được đọc một số tác phẩm kinh điển như “Bố già” của Mario Puzo, “Không gia đình” của Hector Malot... Có thể nói mỗi một tác phẩm đều có một giá trị riêng và có những ảnh hưởng nhất định tới những khát vọng tuổi trẻ của tôi và bạn bè.

P.V: Có một câu nói rất hay “Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở”. Cho đến thời điểm này, anh thấy câu nói ấy có đúng không. Với bản thân anh, trong quá trình trưởng thành và đi đến ngày hôm nay, sách có ý nghĩa như thế nào?

Phan Đăng Chương: Theo tôi ở thời điểm hiện tại hay bất cứ thời điểm nào thì câu nói “Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở!” luôn đúng. Bởi ngoài tiếp thu kiến thức của thầy, cô giáo thì việc đọc sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, nên con người thường hay lên các trang mạng tìm hiểu cũng như giải trí, mà quên lãng nguồn kho báu bất tận của sách.

Học sinh Nghệ An với những cuốn sách được trao tặng từ Tủ sách nhân ái
Học sinh Nghệ An với những cuốn sách được trao tặng từ Tủ sách nhân ái.

Như tôi đã nói ở trên, với riêng bản thân tôi, chính những quyển sách sờn gáy ngày còn nhỏ đã phần nào cho tôi những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Sách chính là nguồn tri thức vô tận, là nơi tôi có thể học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, rèn luyện bản thân cũng như thư giãn. Thói quen đọc sách không khiến tôi cảm thấy bị cô lập, mà thực ra đang giúp tôi tĩnh tâm lại và sống chậm đi, giúp tôi có động lực sống tốt hơn, tích cực hơn. Đó cũng chính là những giá trị mà những người sáng lập và thực hiện chương trình “Tủ sách Nhân ái” chúng tôi luôn muốn hướng tới.

Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng

P.V: Tôi được biết, hiện nay anh là Giám đốc điều hành của Chương trình “Tủ sách Nhân ái”. Anh hãy chia sẻ cho chúng tôi vì sao anh và những người bạn của mình lại quyết tâm xây dựng chương trình này? Phải chăng vì một lý do rất riêng nào đó?

Phan Đăng Chương: Theo như chúng tôi được biết, nếu không tính Sách giáo khoa thì ở Việt Nam trung bình mỗi người chỉ đọc 1 cuốn/năm. Sức đọc còn rất hạn chế và hiện nay cả nước có khoảng 600.000 lớp học với 20.000.000 học sinh, tủ sách trong lớp học quá khiêm tốn. Chính vì vậy, mục đích của anh, chị em khởi xướng Chương trình “Tủ sách Nhân ái” là muốn trao sách tận tay các em học sinh nói riêng và các cá nhân ở mọi lứa tuổi nói chung trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhằm kiến tạo văn hóa đọc và lan tỏa tinh thần nhân ái trong cộng đồng.

Anh Phan Đăng Chương trao tặng sách cho các trường học
Anh Phan Đăng Chương trao tặng sách cho các trường học.

Chúng tôi cũng mong muốn qua chương trình này có thêm nhiều người bạn đồng hành để có thể rút ngắn thời gian đem sách đến với tất cả học sinh trong cả nước, nâng cao sức đọc cho người dân và để mọi người cũng thấy được việc tặng sách, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm sống là thói quen hàng ngày.

P.V: Dù chỉ mới bước sang năm thứ 4 triển khai nhưng hành trình của Chương trình “Tủ sách Nhân ái” là rất đáng để tự hào, khi các anh đã trang bị được 8.986 tủ sách và thư viện nhân ái ở gần 3.780 trường học tại 59 tỉnh, thành trong cả nước. Anh hãy chia sẻ về những kỷ niệm trong quá trình thực hiện. Điều gì là khó khăn nhất đối với các anh khi đứng ra kêu gọi, vận động mọi người cùng tham gia chương trình?

Phan Đăng Chương: Ba năm trôi qua, tuy đây mới chỉ là chặng đầu trên “hành trình vạn dặm” của chúng tôi, nhưng mỗi khi nhìn lại, chúng tôi luôn cảm thấy biết ơn vì đã trải qua vô vàn khó khăn, thử thách và có được rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Điều mà chúng tôi tự hào và xúc động nhất không phải là những con số hàng ngàn tủ sách/thư viện mà là những câu chuyện về các lãnh đạo địa phương, các thầy cô, các bậc cha mẹ, các em học sinh cũng như sự chung tay của cộng đồng đã tạo nên sức mạnh, sức lan tỏa của chương trình.

a
Nhóm "Tủ sách Nhân ái" trao tặng sách tại Yên Thành.

Với chúng tôi, khó khăn lớn nhất không phải là làm sao kêu gọi được hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng cho những chuyến trao sách ở các địa phương, mà là làm sao khơi dậy được văn hóa đọc của con người và địa phương nhận sách, xây dựng được sự kế thừa để câu chuyện đọc sách không chỉ là phong trào nhất thời, mà tiếp nối giữa các thế hệ của người dân địa phương. Thực tế, một số người, một số nơi vẫn còn tiếp nhận sách như bao món đồ từ thiện khác. Trong khi sách, như Voltaire đã nói: “Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người”.

P.V: “Trao cho trẻ một cuốn sách là bạn đã thay đổi thế giới” là mục tiêu mà Chương trình “Tủ sách Nhân ái” đã xây dựng. Tuy nhiên, tôi cũng thấy rằng so với ngày xưa thì trẻ em ngày nay không còn nhiều em yêu thích việc đọc sách, bởi các em có nhiều mối quan tâm khác trong thế giới CNTT. Vậy hôm nay, nhìn lại những kết quả đã đạt được, các anh đã hài lòng chưa và điều lớn nhất mà các anh cảm nhận được sau mỗi một tủ sách được xây dựng là gì?

Phan Đăng Chương: Trẻ em thời nào và ở đâu cũng thích sách, thích khám phá tri thức. Nhưng ngày nay chính vì cuộc sống hiện đại với nhiều phương tiện công nghệ cao và người lớn chúng ta lại bận rộn với cuộc sống thường nhật, nên dường như đang phó mặc hoặc chấp nhận cho con trẻ ôm máy tính bảng, điện thoại thông minh nhiều giờ trong ngày. Và cũng vì phần nhiều người lớn trong chúng ta đã không còn thói quen đọc sách. Cũng chính vì vậy mà điều hài lòng nhất của anh em chúng tôi là sau mỗi tủ sách, sự tham gia của bố mẹ và thầy cô đã có những chiều hướng tích cực hơn, khi thấy học trò, con trẻ nhờ ham đọc sách mà chăm ngoan, học giỏi hơn, trau dồi được nhiều kỹ năng sống hơn, nhiều người lớn đã từng bước thay đổi suy nghĩ và hành động.

a
Trẻ em thời nào và ở đâu cũng thích sách, thích khám phá tri thức.

P.V: Anh là một người con xứ Nghệ và đến nay Nghệ An cũng là một trong những tỉnh được thụ hưởng nhiều nhất từ Chương trình “Tủ sách Nhân ái”. Chương trình cũng đang được mở rộng với mô hình “Ngôi nhà Trí tuệ” ở nhiều địa phương trong tỉnh. Điều gì khiến các anh phát triển thêm mô hình này. Trong thời gian tới, mục tiêu tiếp theo của các anh ở Chương trình này là gì để có thể lan tỏa văn hóa đọc sách và tình yêu sách đến tất cả mọi người?

Phan Đăng Chương: Không phải vì chúng tôi đa phần anh chị em là người Nghệ Tĩnh, nên Nghệ An được thụ hưởng nhiều nhất, mà quan niệm của chương trình là nơi nào thực sự khát khao đọc sách, cam kết sử dụng sách hiệu quả thì chúng tôi sẽ đưa sách về, không phân biệt vùng miền, dù đó là thành phố hay biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Cùng với “Tủ sách Nhân ái”, 2 năm qua, chúng tôi còn phát triển thêm mô hình “Ngôi nhà Trí tuệ” ở các địa phương để giúp cho mọi người có thêm những không gian, những lựa chọn mới mẻ, tiện lợi và hoàn toàn miễn phí cho việc học tập suốt đời của mình. “Tủ sách Nhân ái” phát triển thiên về chiều rộng, phủ sách tới nhiều trường lớp và cộng đồng dân cư khắp các địa phương trong cả nước, còn “Ngôi nhà Trí tuệ” đi sâu hơn, sách - thư viện chỉ là một phần trong đó. Đó là một sân chơi, một không gian học tập suốt đời. Ở đó, tất cả mọi người không chỉ là những độc giả, những người học mà còn có thể trở thành người chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sở trường của mình cho người khác. Ở đó, dù là vùng trung du miền núi, mọi người vẫn có thể được tiếp xúc với những chuyên gia ở nhiều lĩnh vực, trong nước và quốc tế với một mạng lưới giáo viên, tình nguyện viên tâm huyết ở nhiều quốc gia.

a
 “Tủ sách Nhân ái” phát triển thiên về chiều rộng, phủ sách tới nhiều trường lớp và cộng đồng dân cư.

“Ngôi nhà Trí tuệ” là một mô hình giáo dục tích hợp rất nhiều mô-đun, trong đó lấy đọc sách và trải nghiệm làm nền tảng cho các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí. Để mô hình này được vận hành hiệu quả, cũng như “Tủ sách Nhân ái” chúng tôi rất cần và mong muốn nhận được sự tham gia, chung tay hỗ trợ của chính quyền địa phương, ngành giáo dục và cộng đồng. Mỗi chúng ta đều mong muốn con em mình được học tập, vui chơi, lớn lên trong một môi trường lành mạnh và bổ ích. Là những người con xa quê, chúng tôi chỉ có thể điều hành và hỗ trợ từ xa, vậy nên mục tiêu tiếp theo và xuyên suốt của anh em chúng tôi vẫn là hỗ trợ đội ngũ giáo viên, tình nguyện viên ở các “Ngôi nhà Trí tuệ” để vận hành hiệu quả mô hình ở những địa phương đã có. Những địa phương mới sẽ tùy điều kiện, tiếp tục mở rộng mạng lưới để mô hình ngày một lan tỏa hơn.

P.V: Xin cảm ơn anh!

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.