Châu Âu tính 'dựng rào' ngăn Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp

(Baonghean) - Nhiều quốc gia châu Âu từ lâu đã tỏ ra cảnh giác trước các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp của Trung Quốc tại lục địa này. Tâm lý đó càng trở nên phổ biến trong bối cảnh các tài sản quan trọng đang bị mất giá vì đại dịch Covid-19.

Gia tăng phòng thủ!

Trong số các biện pháp giúp doanh nghiệp trong nước đối phó với tác động từ đại dịch Covid-19, chính phủ Ba Lan vừa đưa ra kế hoạch cho phép các cơ quan quản lý ngăn chặn sự thâu tóm của các công ty nước ngoài nhằm vào các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp Ba Lan được cho là mục tiêu dễ dàng hơn để các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm so với những doanh nghiệp ở các nước Tây Âu. Bởi lẽ hầu hết các công ty ở quốc gia Đông Âu này đều được thành lập trong 2-3 thập niên qua, kể từ sau khi Liên Xô tan rã.

Điều đó có nghĩa, họ có xu hướng trẻ hơn, nhỏ hơn và rẻ hơn so với ở các nước châu Âu khác. Với áp lực từ việc thực hiện lệnh phong tỏa nhằm chống Covid-19, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về dòng tiền và đối mặt với nguy cơ phá sản. Vậy nên, kế hoạch “phòng thủ” cho doanh nghiệp của Ba Lan cũng là điều dễ hiểu!

Từ năm 2008, công ty nhà nước Trung Quốc Cosco đã nắm quyền kiểm soát các cảng ở Hy Lạp, Bỉ và Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters
Từ năm 2008, công ty nhà nước Trung Quốc Cosco đã nắm quyền kiểm soát các cảng ở Hy Lạp, Bỉ và Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia có tiềm lực ở châu Âu như Anh, Pháp, Đức cũng đều tỏ ra cảnh giác. Từ đầu tháng 4, Chính phủ Đức tuyên bố siết chặt chính sách mua bán - sáp nhập doanh nghiệp nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong nước trước hành vi “thâu tóm gây hại” bởi các nhà đầu tư ngoài EU. Quan điểm phòng vệ của các nước châu Âu là bởi họ đã từng chứng kiến làn sóng mua lại ồ ạt các công ty châu Âu của doanh nghiệp Trung Quốc trong thời gian khủng hoảng tài chính 2008 - 2009.

Khi đó, chỉ  tính riêng công ty nhà nước Cosco của Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát các cảng ở Hy Lạp, Bỉ và Tây Ban Nha. Hiện nay, số liệu được truyền thông châu Âu cho biết, chỉ trong 4 tháng đầu năm, số thương vụ mua bán - sáp nhập thành công của các nhà đầu tư Trung Quốc đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, đạt con số 57 thương vụ, với giá trị khoảng 10 tỷ USD. Ngoài ra, còn có 145 thương vụ khác được công bố nhưng chưa hoàn tất.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có thể còn kéo dài và kích hoạt cơn khủng hoảng kinh tế trên tầm thế giới, sẽ có thêm nhiều công ty đứng trên bờ vực phá sản, châu Âu đã nghĩ đến việc phải có một cơ chế chung cho cả khối trong việc tránh bị nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp ở thời điểm này. Mới đây, Chủ tịch Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) -  nhóm chính trị lớn nhất thuộc EU lên tiếng ủng hộ việc đặt lệnh cấm kéo dài 12 tháng đối với việc các nhà đầu tư Trung Quốc mua lại doanh nghiệp châu Âu cho đến khi cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể chấm dứt.

Chủ tịch Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) Manfred Weber  ủng hộ việc đặt lệnh cấm kéo dài 12 tháng đối với việc các nhà đầu tư Trung Quốc mua lại doanh nghiệp châu Âu. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) Manfred Weber ủng hộ việc đặt lệnh cấm kéo dài 12 tháng đối với việc các nhà đầu tư Trung Quốc mua lại doanh nghiệp châu Âu. Ảnh: Reuters

Trước đó, Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EU Margrethe Vestager cũng công khai kiến nghị chính phủ các nước thành viên nên mua vào một cách thích đáng cổ phần doanh nghiệp châu Âu nhằm tránh bị dòng vốn Trung Quốc thâu tóm. Rất có thể những tiếng nói này sẽ là cơ sở để EU khởi động việc ra chính sách chung nhằm ngăn chặn nguy cơ bị nước ngoài mua lại các doanh nghiệp trọng điểm vào thời điểm khó khăn hiện nay.

Bài toán đầu tư và chính trị

Trước những lo ngại từ châu Âu, phía Trung Quốc cũng từng lên tiếng phản bác và cho rằng nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập là do doanh nghiệp tư nhân tiến hành, phù hợp với quy định của thị trường. Thậm chí Bắc Kinh cho rằng hành động mua lại các công ty bên bờ vực phá sản là một sự chìa tay giúp đỡ, “nhờ vốn và thị trường của Trung Quốc để hồi sinh”.

Có thể nói, nếu nhìn từ góc độ đầu tư đơn thuần thì cách giải thích này được cho là hợp lý. Tuy nhiên, giữa các nước châu Âu với Trung Quốc không chỉ là quan hệ đầu tư mà còn liên quan đến những bài toán chính trị.  Việc Bắc Kinh sẵn sàng đổ tiền vào các quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn về tài chính  như Italy, Hy Lạp trong khuôn khổ chiến lược “Vành đai, Con đường” đã khiến Brussels cảm thấy “bất an”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Cung điện Elysee ở Paris vào tháng 3 năm 2019.  Ảnh: Bloomberg
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Cung điện Elysee ở Paris vào tháng 3 năm 2019. Ảnh: Bloomberg

Một số quốc gia châu Âu còn quan ngại về chương trình “Made in China 2025” với kỳ vọng của Bắc Kinh trở thành đầu tàu thế giới về công nghệ then chốt. Nhiều nước cho rằng đây là mối đe dọa với các ngành công nghiệp châu Âu. Rõ ràng, dù nhìn xa hay gần, giới chức EU đều lo ngại Trung Quốc sẽ dùng các chiến lược để gia tăng sự ảnh hưởng và hiện diện tại châu Âu. 

Ông Manfred Weber, Chủ tịch Đảng Nhân dân châu Âu trong một cuộc phỏng vấn mới đây cho rằng, Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của châu Âu trong tương lai về kinh tế, xã hội và chính trị. “Tôi nhìn nhận Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của châu Âu, đại diện cho một mô hình xã hội khác, muốn bành trướng quyền lực và thay thế Mỹ dưới cương vị cường quốc lãnh đạo”, ông Weber nhấn mạnh thêm.

Không “đối đầu” gay gắt như Mỹ song hầu hết các quốc gia châu Âu cũng chung quan điểm thận trọng trước sự gia tăng tầm ảnh hưởng và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Việc các nước châu Âu ngăn chặn sự thâu tóm của dòng vốn Trung Quốc một mặt cho thấy cân nhắc về an ninh quốc gia, mặt khác xuất phát từ lo lắng cạnh tranh “bất bình đẳng”.

Chứng khoán châu Âu liên tục giảm điểm, cho thấy nhiều công ty ở tình trạng khó khăn. Ảnh: Reuters.
Chứng khoán châu Âu liên tục giảm điểm, cho thấy nhiều công ty ở tình trạng khó khăn. Ảnh: Reuters.

Có quan chức Đức nói rằng, Trung Quốc một mặt mua các công nghệ then chốt để phục vụ chiến lược, mặt khác lại đưa ra các quy định để tránh không cho các công ty Trung Quốc bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm. Đức không nên chấp nhận đầu tư kiểu “đường một chiều” như vậy. Trước những thực tế như vậy, Trung Quốc và EU đã nhiều lần đàm phán về một thỏa thuận đầu tư toàn diện từ năm 2013 cho đến nay song vẫn vướng mắc trong cách tiếp cận thị trường phù hợp và tạo ra sân chơi công bằng cho các bên. Lãnh đạo hai bên  dự tính sẽ cùng tham gia một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt vào tháng 9- năm nay, song đại dịch Covid-19 xảy ra, đang đe dọa khả năng tổ chức cuộc gặp này.

Việc các nước châu Âu dựng “rào cản” ngăn Trung Quốc thâu tóm các doanh nghiệp của họ rõ ràng là minh chứng nữa cho thấy thái độ hoài nghi và dè chừng Trung Quốc của các nước “lục địa già”. Rất có thể, cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ là chất xúc tác cho một loạt các xu hướng sẽ định hình quan hệ châu Âu - Trung Quốc trong những năm tới.

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.