Châu Âu từ bỏ khí đốt Nga, Moscow sẽ bán năng lượng cho ai?

Trong thời gian tới, châu Âu sẽ cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Với tư cách là một siêu cường dầu khí, Moscow cần phải tìm thị trường mới, nhưng các lựa chọn có thể sẽ bị hạn chế.
Tàu chở khí hóa lỏng Nikolay Urvantsev tại cảng Boilbao, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters
Tàu chở khí hóa lỏng Nikolay Urvantsev tại cảng Boilbao, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Nga là nước xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên sang các thị trường toàn cầu lớn nhất trên thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, 45% ngân sách của Nga vào năm 2021 đến từ nguồn thu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.

Liên minh châu Âu (EU) từ lâu đã trở thành khách hàng mua dầu và khí đốt lớn nhất của Nga. Đối với khí đốt tự nhiên, vai trò của châu Âu với tư cách là thị trường chính của Nga còn rõ ràng hơn. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, gần 3/4 tổng lượng khí đốt tự nhiên của Nga được xuất khẩu đến các nước châu Âu vào năm 2021.

EU đang nỗ lực nhanh chóng để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga như một phản ứng trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, mức độ và khả năng các nước châu Âu như Đức và Italy có thể từ bỏ năng lượng Nga, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Mặc dù vậy, nếu kế hoạch của Ủy ban châu Âu (EC) về việc đặt mục tiêu hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga trước năm 2030 thành hiện thực, có thể Nga sẽ cần một số khách hàng mới.

Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là bên mua tiềm năng

Nga có thể sẽ tập trung vào việc tăng doanh số bán hàng cho các nước hiện chưa áp đặt lệnh trừng phạt Moscow, chẳng hạn như Trung Quốc. Về dầu mỏ, bên cạnh châu Âu, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Nga, chiếm phần lớn trong số 38% lượng dầu xuất khẩu của Moscow cho các nước trong khu vực châu Á và châu Đại Dương vào năm 2021.

Nga hiện là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của Trung Quốc sau Saudi Arabia, nhưng các chuyên gia tin rằng mục tiêu của Nga trong những năm tới là vượt qua các nước Trung Đông để trở thành nơi cung cấp dầu chính của Trung Quốc.

“Điều thú vị trong thị trường năng lượng năm nay là cách Nga cố gắng dịch chuyển các mối quan hệ thương mại lâu đời từ Trung Đông sang Đông Á”, Fernando Ferreira, nhà phân tích rủi ro địa chính trị của Công ty Tư vấn năng lượng Rapidan nói.

Một mục tiêu lớn khác của Nga là tăng đáng kể khối lượng dầu bán cho Ấn Độ. Quốc gia 1,38 tỷ dân này là nơi tiêu thụ dầu lớn thứ ba trên thế giới, phần lớn trong số đó là nhập khẩu.

Iraq, Saudi Arabia và UAE là những nhà cung cấp dầu lớn nhất của Ấn Độ vào năm 2021, trong khi Nga chỉ chiếm 2% lượng dầu nhập khẩu của New Delhi. Tuy nhiên, tình hình đang có dấu hiệu thay đổi. Trong tháng 3, lượng dầu Ấn Độ mua từ Nga đã tăng lên đáng kể.

Trong khi nhiều quốc gia phương Tây có ý định ngừng nhập khẩu dầu Nga, nhiều nhà máy lọc dầu Ấn Độ hy vọng có thể mua loại năng lượng này với giá chiết khấu cao.

Margarita Balmaceda, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Davis về Nga và Á – Âu thuộc Đại học Harvard, cho rằng hai nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ gần đây đã mua một lượng lớn dầu thô Sokol của Nga, đến từ đảo Sakhalin.

DW nhận định rằng vẫn có những nghi ngờ về mức độ và khả năng mà các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ có thể thay thế nhu cầu của châu Âu về dầu và khí đốt từ Nga.

Chuyên gia Ferreira nói rằng các mối quan hệ thương mại liên quan đến dầu mỏ giữa các nước Trung Đông và các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ đã mất nhiều thập kỷ để vun đắp. “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc và Ấn Độ đều sẽ thận trọng trong việc chấm dứt hoàn toàn với dầu và khí đốt của các nước Trung Quốc và quay sang ủng hộ Nga”, ông Ferreira nói.

Ông Ferreira dự đoán còn một vấn đề khác là các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ tác động như thế nào đến năng lực mua thiết bị và công nghệ cần thiết cho sản xuất dầu của Nga. “Nga sẽ khó giữ được mức cung cấp nếu không có khả năng tiếp cận các công nghệ của phương Tây”, ông Ferreira cho hay.

Nga không dễ chuyển đổi thị trường

Nga sẽ dễ dàng tìm được thị trường mới cho dầu mỏ hơn là khí đốt. Trong khi Nga có thể chuyển dầu sang các thị trường mới tương đối dễ dàng, việc vận chuyển khí đốt tự nhiên qua các đường ống là điều không dễ dàng và năng lực sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn hạn chế so với một số nước khác.  

Nếu Nga muốn thay thế thị trường khí đốt của châu Âu, hy vọng lớn nhất của họ là Trung Quốc. Vào tháng 2, Nga và Trung Quốc đã công bố một hợp đồng 30 năm để Moscow cung cấp khí đốt cho Bắc Kinh thông qua một đường ống mới.

Nga cũng đã thiết lập quan hệ chặt chẽ về khí đốt với Pakistan. Nga đã đồng ý xây dựng Pakistan Stream, một đường ống trị giá 2 tỷ USD, sẽ vận chuyển LNG từ thành phố cảng phía Nam Karachi đến phía Bắc của quốc gia Nam Á này.

“Thực tế là những dự án này cần nguồn lực tài chính lớn, và nếu không có tài chính, chúng sẽ không thành hiện thực”, bà Balmaceda nói.

Bà Balmaceda nói thêm rằng, về lý thuyết, Nga có thể xây dựng cơ sở hạ tầng mới để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc hoặc Ấn Độ trong tương lai, nhưng điều đó sẽ đòi hỏi sự “đầu tư lớn”, điều dường như không thực tế đối với triển vọng kinh tế của Nga.

Ông Ferreira cho rằng lựa chọn thực tế duy nhất của Nga đối với khí đốt ở châu Á sẽ là thông qua các đường ống hiện có hoặc đường ống mới giữa Trung Quốc và Tây Siberia. “Điều này sẽ mất một khoảng thời gian. Vì vậy, không có giải pháp ngắn hạn cho nơi tiêu thụ khí đốt của Nga”, ông Ferreira nói.

Theo nhà phân tích Ferreira, hậu quả lâu dài của việc không tìm được bên mua dầu và khí đốt là Nga sẽ không còn là một “người chơi lớn” trên thị trường năng lượng toàn cầu.

“Nga chỉ đơn giản là sẽ không duy trì được vị thế cường quốc năng lượng như hiện tại, không phải vì họ không có tài nguyên, mà đơn giản vì họ không có thị trường để bán”, ông Ferreira lưu ý.

Chuyên gia Balmaceda cho rằng năng lượng của Nga có thể được chấp nhận trở lại trên thị trường châu Âu trừ khi có một liên minh đủ mạnh gồm các nhóm chống lại năng lượng Nga, chẳng hạn như các nhà sản xuất than, các nhóm năng lượng tái tạo hoặc nhà sản xuất LNG, có thể thuyết phục các nhà hoạch định chính sách từ bỏ năng lượng Nga.

Bà Balmaceda lưu ý rằng đã có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy một số quốc gia Trung Đông và Đông Âu như Hungary và Serbia sẵn sàng mua khí đốt của Nga trong tương lai.

Năm 2021, Hungary đã ký một thỏa thuận với Nga đồng ý nhận khí đốt của Moscow thông qua các đường ống đi qua Ukraine, đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen. Hôm 6/4, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói rằng nước này sẵn sàng tuân theo yêu cầu của Nga về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.