Chế độ ăn ngày Tết với người bệnh đái tháo đường

Theo Bác sĩ Nghiêm Nguyệt Thu (Vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Lượng tinh bột của một phần tám chiếc bánh chưng, non nửa bát xôi tương đương với một lưng bát cơm tẻ.

Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn ngày Tết với người bệnh đái tháo đường:

Cố gắng đảm bảo ăn theo giờ nhất định, tránh bỏ bữa

Nên cố gắng đảm bảo ăn theo giờ nhất định, tránh bỏ bữa. Trong trường hợp phải chờ đợi thì nên ăn tạm một quả quýt nhỏ hoặc một chiếc bánh quy, tránh đói quá dễ bị hạ đường huyết.

Giữ số lượng thực phẩm không thay đổi nhiều so với ngày thường

Tránh ăn nhiều quá hoặc ít quá, giữ chế độ ăn (số lượng thực phẩm) không bị thay đổi nhiều so với ngày thường. Bữa ăn luôn cần đủ 4 nhóm thực phẩm gồm bột đường, đạm, chất béo, rau và hoa quả.

Một số món ăn truyền thống trong ngày Tết như xôi, bánh chưng có chứa nhiều chất bột đường nên lưu ý chỉ ăn vừa đủ, giữ lượng chất bột đường ổn định trong các bữa ăn, không nên ăn nhiều. Nếu người bệnh đã ăn một phần tám chiếc bánh chưng, non nửa bát xôi thì lượng tinh bột tương đương với khi ăn một lưng bát cơm tẻ.

Các món ăn như măng, chả, giò xào, thịt đông có nhiều chất béo, nên ăn số lượng vừa phải. Súp lơ, su hào trong bát canh bóng, miếng măng, dưa hành hoặc các loại nộm đều là những món ăn ngon chế biến từ rau, rau có tác dụng giúp cho tinh bột trong bữa ăn hấp thu chậm hơn.

Nên tăng cường ăn rau vì trong Tết ăn nhiều món giò, chả, thịt các loại.

Ăn hạn chế hoa quả theo lời khuyên của bác sĩ

Ngày Tết có nhiều loại hoa quả ngon, tuy nhiên người bệnh vẫn nên tuân thủ lượng ăn như tư vấn của bác sĩ, không nên uống nước ép hoa quả có đường.

Các loại mứt, bánh, kẹo dễ làm tăng đường máu

Mứt bí, mứt dừa, táo và các loại bánh, kẹo ăn nhiều sẽ làm đường máu tăng nhanh, chỉ nên ăn 1-2 miếng một ngày.

Các loại hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ... cung cấp chất béo, nhiều năng lượng; người bệnh chỉ nên ăn ít, tránh thừa năng lượng.

Hạn chế rượu, bia

Trong một ngày, người bệnh đái tháo đường có thể uống khoảng 200 ml bia (nửa lon bia) hoặc 70 ml rượu vang (một ly rượu nhỏ). Rượu nếp tự nấu hoặc rượu mạnh như Vodka 40 độ thì có thể uống khoảng một chén con 30 ml một ngày và chia nhỏ số lượng. Chỉ uống rượu bia sau khi đã ăn được một lúc. Khi say có nguy cơ bị hạ đường huyết.

Tránh rơi vào trạng thái kém hoạt động

Ngày Tết thường coi là thời gian nghỉ ngơi, nhưng người bệnh vẫn cần duy trì các hoạt động thể lực ở mức có thể như đi bộ hoặc tận dụng thời gian chú ý vận động. Ngược lại, một số người vận động quá nhiều thì cần ăn đủ và có thể ăn nhiều hơn, mang theo thức ăn phòng bị hạ đường máu. Những thực phẩm phòng hạ đường máu có thể là hoa quả, bánh kẹo, hoặc hộp sữa.

Trắc nghiệm một phút kiểm tra nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường


tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.