Chi tiết hành trình bí mật tới Afghanistan của Tổng thống Mỹ

(Baonghean) - Vào đêm trước Lễ tạ ơn - một ngày lễ lớn tại Mỹ, Tổng thống xứ cờ hoa Donald Trump đã âm thầm rời khỏi dinh thự Mar-a-Lago tại Florida để cùng với vài phụ tá cấp cao lên chiếc máy bay quân sự loại cơ bản nhất. 16 giờ đồng hồ sau, ông chủ Nhà Trắng lần đầu tiên hạ cánh xuống Afghanistan, trong chuyến thăm lần thứ hai trên cương vị Tổng thống tới một vùng chiến sự, sau chuyến đi dịp đêm Giáng sinh hồi năm ngoái tới Iraq.

Hành trình trong đêm

Chuyến hành trình kéo dài 16 tiếng, cộng thêm 3 giờ đồng hồ ông Trump lưu lại tại căn cứ không quân Bagram ở phía Bắc Kabul, được tiến hành một cách bí mật theo quy định liên quan đến việc Tổng tư lệnh Mỹ thăm một khu vực chiến sự.

Vào 2h chiều ngày 28/11, các phóng viên, ký giả tháp tùng Tổng thống mới được phép đưa tin về chuyến đi của ông, chỉ vài phút trước khi chiếc Không lực Một cất cánh để đưa ông Trump trở về Florida.

CNN cho biết, chuyến đi của ông Trump khởi hành vào đêm 27/11. Sau khi lặng lẽ rời Mar-a-Lago, Tổng thống lên một chiếc máy bay quân sự đậu sẵn tại một sân bay bí mật và cất cánh vào lúc 7h20 tối để tới căn cứ chung Andrews nằm ngay ngoại ô Washington.

Chiếc máy bay Boeing 747 mà ông Trump sử dụng để đi đến Florida hồi đầu tuần vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt trên đường bay của Cảng hàng không quốc tế Palm Beach trong suốt chuyến “du ngoạn” nước ngoài của nhà lãnh đạo này.

Chiếc máy bay Không lực Một chở Tổng thống Donald Trump được nhìn thấy đậu trên đường băng căn cứ không quân Bagram ở Afghansitan. Ảnh AFP/Getty Images
Chiếc máy bay Không lực Một chở Tổng thống Donald Trump được nhìn thấy đậu trên đường băng căn cứ không quân Bagram ở Afghansitan. Ảnh AFP/Getty Images

Trong khi đó, chiếc máy bay quân sự được sử dụng chỉ có 4 chiếc ghế da màu xanh cùng một nhà vệ sinh cơ động trên khoang. Chỉ có vài phụ tá và một thành viên trong đoàn báo chí chuyên phục vụ tổng thống khi đi lại, công du được đồng hành cùng ông Trump trong chuyến bay đó.

Sau khi đáp xuống căn cứ Andrews vào khoảng 9h30 tối, Trump lên chiếc Không lực Một 747 thứ hai của mình, được giấu trong một xưởng máy bay khuất tầm nhìn, nơi nhóm phóng viên báo chí còn lại đã đợi sẵn trên khoang.

Các quan chức Nhà trắng cũng như các nhà báo đều bị tịch thu điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác trước khi cất cánh. Cửa sổ máy bay được đóng kín, hệ thống đèn bên trong khoang được tắt đi, Không lực Một rời mặt đất vào khoảng 10h8 tối.

Cánh phóng viên có mặt trên máy bay không hề biết được họ đang trong hành trình tới đâu, mãi cho tới 2 giờ đồng hồ trước khi hạ cánh xuống Afghanistan.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước binh lính trong chuyến thăm bất ngờ dịp Lễ Tạ ơn ở căn cứ Bagram hôm 28/11 tại Afghanistan. Ảnh AFP/Reuters/Getty Images
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước binh lính trong chuyến thăm bất ngờ dịp Lễ Tạ ơn ở căn cứ Bagram hôm 28/11 tại Afghanistan. Ảnh AFP/Reuters/Getty Images

Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham giải thích, khi thông tin nhanh cho phóng viên có mặt trên khoang Không lực Một về điểm đến của Tổng thống Trump: “Đó là một khu vực nguy hiểm và ông muốn ủng hộ quân đội. Ông và bà Trump nhận thấy rằng có rất nhiều người phải ở xa gia đình trong các dịp lễ và chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là một bất ngờ thú vị”.

Máy bay của ông Trump đáp xuống căn cứ không quân Bagram vào 8h33 tối, theo giờ địa phương, trong màn đêm đen kịt. Một lần nữa, cửa sổ máy bay được yêu cầu kéo xuống, và đèn trong khoang vụt tắt, nhằm bảo mật chuyến thăm của ông Trump. Báo giới không được phép thông tin về chuyến thăm này cho trước lúc Không lực Một khởi hành về nước Mỹ vài phút.

Lễ Tạ ơn bất ngờ

Việc lên kế hoạch cho chuyến đi đã được bắt đầu từ vài tuần trước đó, nhưng chỉ rất ít người trong giới quan chức Nhà Trắng được thông tin về nội dung này. Và Nhà Trắng đã phải cố gắng hết sức để giữ bí mật, tránh gây nghi ngờ.

Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani phát biểu trong lúc ông Trump đứng cạnh lắng nghe. Ảnh: AFP
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani phát biểu trong lúc ông Trump đứng cạnh lắng nghe. Ảnh: AFP

Sáng 28/11, tài khoản Twitter @realDonaldTrump của Tổng thống Mỹ đăng tải một dòng trạng thái như thường lệ, chúc toàn thể người dân Mỹ một Lễ Tạ ơn vui vẻ.

Dòng trạng thái đó và một số dòng trạng thái khác trong đêm 27 và sáng sớm 28/11 trên thực tế đã được đặt giờ sẵn, nhằm tránh gây nghi hoặc xoay quanh một vị nguyên thủ vốn hiếm khi vắng mặt nhiều giờ trên mạng xã hội.

Như đã đề cập, chuyến đi lần này chính là lần đầu tiên ông Trump tới Afghanistan và cũng mới chỉ là chuyến đi thứ hai của vị chính khách 73 tuổi này tới một khu vực chiến sự, sau chuyến thăm bí mật tương tự tới Iraq trong dịp Giáng sinh năm ngoái.

Thời điểm đó, “vỏ bọc” của Trump về cơ bản đã bị “lật tẩy” trước khi ông đáp xuống Iraq, khi một số người tại Anh đăng tải các bức ảnh chụp lại chiếc Không lực Một với 2 màu xanh - trắng nổi bật, dễ nhận ra khi nó đang bay trên bầu trời quang đãng.

Tổng thống Donald Trump chụp ảnh tự sướng cùng các binh sỹ Mỹ. Ảnh: EpochTimes
Tổng thống Donald Trump chụp ảnh tự sướng cùng các binh sỹ Mỹ. Ảnh: EpochTimes

Lần này, cùng đi với ông Trump là số phụ tá đếm trên đầu ngón tay: quyền Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney, Cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien, Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Judd Deere và Thượng nghị sỹ John Barrasso - thành viên đảng Cộng hòa tại bang Wyoming.

Khi ông Trump bước xuống máy bay tại căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ ở Afghanistan, ông được Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ là Tướng Mark Milley ra đón, phía trên đầu lơ lửng 2 quả khinh khí cầu giám sát trên nền trời đêm.

Ông Trump đã đến nơi vừa kịp để dự bữa tối Lễ Tạ ơn cùng khoảng hơn 20 binh lính, trước khi ngồi xuống dùng bữa với Barrasso và một vị chỉ huy trưởng tại Bagram. Trong lúc họ thưởng thức các món ăn, phía sau là lễ diễu hành nhân ngày Lễ Tạ ơn của The Macy’s, được truyền trực tiếp từ New York.

Ông Trump dùng bữa tối Lễ Tạ ơn với lính Mỹ tại Afghanistan. Ảnh: AFP/Getty Images
Ông Trump dùng bữa tối Lễ Tạ ơn với lính Mỹ tại Afghanistan. Ảnh: AFP/Getty Images

Hiện khoảng 13.000 lính Mỹ vẫn còn lưu lại tại Afghanistan, 18 năm kể từ khi Mỹ xâm lược nước này sau loạt vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Trong chuyến đi lần này, Trump cho biết ông có kế hoạch giảm con số trên xuống 8.600, và sau đó nói thêm “chúng ta có thể đi xa hơn thế”, dù không đưa ra chi tiết gì.

Tổng thống Trump cũng nói rằng, Mỹ đã nối lại đàm phán với lực lượng nổi dậy Taliban, và khẳng định cần phải có một lệnh ngừng bắn tại đây.

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.