Chi tiết Quy hoạch chung xây dựng đô thị Đô Lương đến năm 2040

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Thực hiện lộ trình xây dựng Đô Lương trở thành thị xã, ngày 22/12/2022, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 4129/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Đô Lương đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, quy hoạch chung đô thị Đô Lương thuộc địa giới của 14 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Đô Lương hiện hữu, toàn bộ diện tích các xã: Bồi Sơn, Tràng Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn, Nam Sơn, Bắc Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Đà Sơn, Lạc Sơn, Lưu Sơn và một phần diện tích của các xã Thịnh Sơn, Hòa Sơn.

Đô thị Đô Lương có diện tích 7.930 ha, trong đó, phía Bắc tiếp giáp với xã Hồng Sơn và xã Giang Sơn Tây; phía Nam giáp với xã Trung Sơn và Xuân Sơn; phía Đông giáp với xã Bài Sơn, Tân Sơn và phần còn lại xã Hòa Sơn, Thịnh Sơn; phía Tây giáp với xã Lam Sơn, Ngọc Sơn và huyện Anh Sơn.

Cụm công trình Bara Đô Lương và cống Mụ Bà tại xã Tràng Sơn (Đô Lương) vừa được đầu tư nâng cấp, góp phần chỉnh trang đô thị và cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho các huyện trọng điểm lúa của tỉnh. Ảnh: Nguyễn Hải

Cụm công trình Bara Đô Lương và cống Mụ Bà tại xã Tràng Sơn (Đô Lương) vừa được đầu tư nâng cấp, góp phần chỉnh trang đô thị và cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho các huyện trọng điểm lúa của tỉnh. Ảnh: Nguyễn Hải

Đô thị Đô Lương có chức năng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế văn hóa - xã hội, khoa học, kỹ thuật, dịch vụ, du lịch, công nghiệp của huyện Đô Lương và vùng phụ cận, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là vùng lõi trung tâm khi huyện Đô Lương trở thành thị xã; là điểm kết nối giao thông Đông, Tây, Nam, Bắc liên kết giữa các huyện phía Tây với thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Khu Kinh tế Đông Nam và các huyện ven biển của tỉnh.

Phố đêm tại khu vực Trung tâm thị trấn Đô Lương đã dần hình thành và trở nên nhộn nhịp. Ảnh tư liệu Báo Nghệ An

Phố đêm tại khu vực Trung tâm thị trấn Đô Lương đã dần hình thành và trở nên nhộn nhịp. Ảnh tư liệu Báo Nghệ An

Với hiện trạng dân số 81 nghìn người, đến năm 2030, Đô thị Đô Lương đến có quy mô dân số là 93 nghìn người và đến năm 2040 khoảng 99 nghìn người; trong đó, đất dân dụng đô thị 7.900.112 m2; đất công cộng đô thị 1.340.060 m2; đất ở 3.736.534 m2; đất cây xanh đô thị 724.872 m2; đất giao thông đô thị 1.803.024 m2.

Đô Lương được định hướng phát triển theo mô hình đô thị hướng tâm, phát triển đô thị từ trung tâm hiện hữu về các phía, kết nối bằng đường vành đai.

Cụ thể, được phân thành 3 vùng phát triển, trong đó: vùng 1 có diện tích 2.860 ha, gồm toàn bộ thị trấn Đô Lương hiện tại và các xã Đà Sơn, Lưu Sơn, Lạc Sơn và một phần các xã Tràng Sơn, Đông Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hòa Sơn. Vùng 2 có diện tích 2.932,6 ha, gồm toàn bộ xã Bồi Sơn, phần lớn diện tích xã Tràng Sơn và một phần diện tích các xã Đông Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn; vùng 3 có diện tích 2.136,8 ha, gồm các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Đặng Sơn.

Thị trấn Đô Lương nhìn từ trên cao đã mang vóc dáng của đô thị trẻ tương lai. Ảnh tư liệu của Quang Dũng

Thị trấn Đô Lương nhìn từ trên cao đã mang vóc dáng của đô thị trẻ tương lai. Ảnh tư liệu của Quang Dũng

Ngoài các nội dung trên, Quyết định phê duyệt quy hoạch chung đô thị Đô Lương của UBND tỉnh còn định hướng phát triển không gian đô thị gồm 3 khu vực là khu vực đô thị (nội thị), khu vực nông thôn, các khu chức năng (ngoại thị) và định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội.

Theo đó, đối với công trình công cộng, hệ thống trung tâm hành chính, chính trị đến năm 2040, quỹ đất dành cho phát triển hệ thống cơ quan, công sở khoảng 58,38 ha, trong đó, quy hoạch mới Trung tâm hành chính, chính trị huyện Đô Lương (sau này dự kiến là thị xã Đô Lương) tại xã Yên Sơn thuộc khu trung tâm mới huyện Đô Lương; cấp đơn vị ở xã, thị trấn gồm HĐND, UBND xã, Hội trường, Công an cơ bản nằm tại các vị trí hiện hữu; công trình an ninh - quốc phòng được giữ nguyên, đến năm 2030 tăng quỹ đất lên và đạt 187,34 ha.

Phát triển hạ tầng kết nối thị trấn Đô Lương hiện tại với các xã Đà Sơn và Lưu Sơn là những vệ tinh của đô thị trong tương lai. Ảnh tư liệu của Nhật Lân

Phát triển hạ tầng kết nối thị trấn Đô Lương hiện tại với các xã Đà Sơn và Lưu Sơn là những vệ tinh của đô thị trong tương lai. Ảnh tư liệu của Nhật Lân

Về phát triển giáo dục, cơ bản quy hoạch vẫn giữ nguyên mạng lưới các trường THCS hiện nay và quy hoạch mới Trường THCS Lý Nhật Quang và THPT Đô Lương 1 tại xã Yên Sơn; hệ thống y tế, cùng với việc nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Đa khoa Đô Lương, nâng cấp 3 cơ sở y tế gồm Trạm xá thị trấn, Trung tâm Y tế tại xã Tràng Sơn và Lạc Sơn đạt chuẩn, giữ nguyên 13 trạm y tế tại vị trí hiện tại; đồng thời, đối với y tế ngoài công lập, ngoài các dự án đã thực hiện, định hướng phát triển, quy hoạch mới Bệnh viện Đa khoa Bắc Đô Lương tại xã Tràng Sơn, Bệnh viện Chuyên khoa, Đa khoa Tây Đô Lương tại xã Bắc Sơn, Bệnh viện Đa khoa Đông Đô Lương tại xã Thịnh Sơn.

Khu vực Trung tâm thương mại và chợ mới của thị trấn Đô Lương. Ảnh tư liệu Quang Dũng

Khu vực Trung tâm thương mại và chợ mới của thị trấn Đô Lương. Ảnh tư liệu Quang Dũng

Để thực hiện, theo lộ trình UBND tỉnh phân kỳ đầu tư, theo đó, đến năm 2030 lập kế hoạch, đầu tư xây dựng và hoàn thiện đạt các tiêu chí nhằm xây dựng đô thị Đô Lương thành đô thị loại IV trước năm 2025, huyện Đô Lương thành thị xã trước 2030; trước năm 2025 hoàn thành, phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu chức năng của đô thị; giai đoạn đến năm 2030 tập trung hoàn thiện các công trình thiết yếu cho đô thị; xây dựng một số công trình hạ tầng kết nối, hạ tầng kỹ thuật…

Ưu tiên thu hút, phát triển các nhóm dự án có tính động lực phát triển như cải tạo, chỉnh trang đô thị, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Đô Lương, Bệnh viện Đa khoa Việt Nam, Trung tâm Y tế Đô Lương, xây mới Trường THCS Lý Nhật Quang; xây dựng hệ thống hạ tầng khung kỹ thuật thiết yếu cho các cụm đô thị, nâng cấp Nhà máy nước Đô Lương; xây dựng trung tâm kỹ thuật hạ tầng, nghĩa trang, khu chế biến rác thải và xử lý chất thải rắn; nâng cao, mở rộng các tuyến Quốc lộ 7A, Quốc lộ 15A, Quốc lộ 46B, Quốc lộ 7C, Tỉnh lộ 534 và hệ thống các cầu gắn kết các cụm đô thị.

(Trích Quyết định số 4129/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Đô Lương).

tin mới

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.