Chiếc gùi trong cuộc sống của đồng bào vùng cao

(Baonghean.vn) - Chiếc gùi (còn gọi là bế) là vật dụng quen thuộc, biểu trưng cho nét văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi nhưng chiếc gùi vẫn là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình vùng cao. Nghề đan gùi, vì vậy đang tìm thấy chỗ đứng.
Để được một chiếc gùi, người đan phải trải qua rất nhiều công đoạn như: chọn nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, xử lý, chọn hình thức đan và tiến hành đan.
Để có được một chiếc gùi, người đan phải trải qua rất nhiều công đoạn như: chọn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, chọn mẫu và tiến hành đan. Ảnh: Hồ Phương
Một số bộ phận trong chiếc gùi cần phải được hong khô trên gác bếp lâu ngày để đảm bảo độ bền cho chiếc gùi. Ảnh: Hồ Phương
Một số bộ phận trong chiếc gùi được hong trên gác bếp nhiều ngày để đảm bảo độ bền. Ảnh: Hồ Phương
Công đoạn khó nhất trong việc đan một chiếc gùi đó chính là việc đan gùi. Khi đan một chiếc gùi, ngoài những vật liệu tốt đã được xử lý tốt thì người đan phải hết sức cần mẫn, khéo léo để có thể tạo nên một chiếc gùi ưng ý.
Khi đan một chiếc gùi, ngoài những vật liệu tốt đã được xử lý thì người làm phải hết sức tỷ mẩn, khéo léo. Ảnh: Hồ Phương
Ngày xưa, người đan gùi chỉ để sử dụng cho gia đình mình, hoặc trao đổi một vật gì đó. Ngày nay, đan gùi đã được xem là một nghề của một số người ở miền Tây Nghệ An. Sau khi đan xong chiếc gùi cho mình, người dân bản đã biết mang ra những khu chợ, các phiên chợ để bày bán, mang lại thu nhập cho gia đình mình. Giá của mỗi chiếc gùi có thể xê dịch từ 150 ngàn đến 2 triệu đồng tùy loại gùi và độ xấu – đẹp. Ảnh: Hồ Phương
Trước đây người dân chỉ đan gùi để phục vụ nhu cầu gia đình mình. Ngày nay, đan gùi đã được xem là một nghề kiếm thêm thu nhập của một số người dân. Chiếc gùi sau khi hoàn thành, bà con dân bản đem ra các phiên chợ để bày bán. Giá của mỗi chiếc gùi từ 150.000 - 300.000 đồng, thậm chí có những chiếc gùi có giá lên đến 2 triệu đồng. Ảnh: Hồ Phương
Với mỗi đồng bào dân tộc như: Mông, Thái, Khơ Mú… lại có những hoa văn, họa tiết hay kết cấu gùi khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng cho những chiếc “gu lơ” (tên gọi chiếc gùi của đồng bào Mông) của người dân miền núi.
Với mỗi dân tộc như: Mông, Thái, Khơ mú… lại có những hoa văn, họa tiết hay kết cấu gùi khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng cho những chiếc “gu lơ” - cách gọi chiếc gùi của đồng bào Mông. Ảnh: Hồ Phương
Một chiếc gùi của đồng bào Thái mạn Trà Lân. Ảnh: Hồ Phương
Một chiếc gùi của đồng bào Thái mạn Trà Lân - Con Cuông. Ảnh: Hồ Phương
Những chiếc gùi thường do bàn tay khéo léo của người đàn ông, tuy nhiên, chiếc gùi lại là biểu trưng cho sự vất vả của người phụ nữ vùng cao. Ảnh: Hồ Phương
Những chiếc gùi là sản phẩm đan đặc trưng của những người đàn ông, tuy nhiên nó lại thể hiện rõ ràng về sự tiện dụng không kém phần vất vả của người phụ nữ vùng cao. Ảnh: Hồ Phương
Chiếc gùi cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp của thiếu nữ miền sơn cước. Ảnh: Hồ Phương
Chiếc gùi cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp chân thực của thiếu nữ miền sơn cước. Ảnh: Hồ Phương

Tin mới

Khát vọng đưa muối Quỳnh ‘vượt biển’

Khát vọng đưa muối Quỳnh ‘vượt biển’

(Baonghean.vn) - Trăn trở trước những cánh đồng muối bị bỏ hoang ngày một nhiều, xót xa trước sự lam lũ, cơ cực của diêm dân để làm ra hạt muối nhưng giá muối lại quá rẻ rúng… những người con của xứ Quỳnh đã tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, mày mò chế tạo ra dây chuyền sản xuất muối dinh dưỡng...
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Nghệ An chính thức công bố phương thức tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024; Hỗ trợ xây dựng mô hình xử lý chất thải sinh hoạt cấp huyện; Nhiều vườn cây cao su đang trong độ tuổi cho khai thác đã bị đốn hạ... là những thông tin nổi bật trong ngày 26/3.
Quanh việc sổ đỏ của dân bị ‘treo’ ở Con Cuông

Quanh việc sổ đỏ của dân bị ‘treo’ ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Ngược lên bản Liên Đình của xã núi Chi Khê (Con Cuông), nghe người dân nơi này hồ hởi “khoe” mới được trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng lạ là, những sổ đỏ đến tay người dân vào năm 2022 vốn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp từ năm 2018!
Vườn cao su 0,6 ha của gia đình bà Hằng được chặt, chuyển sang trồng ổi mặc dù mới bước vào thu hoạch mủ năm thứ 3. Ảnh: Phú Hương

Phập phù cao su Phủ Quỳ

(Baonghean.vn) - Có mặt trên đất Phủ Quỳ từ những năm 1960 của thế kỷ trước, trải qua nhiều thăng trầm, cây cao su vẫn được ví là “vàng trắng”, đem lại thu nhập khá cao cho người dân vùng miền núi. Thế nhưng những năm gần đây, nhiều vườn cây cao su đang trong độ tuổi cho khai thác đã bị đốn hạ.