Chiến hạm Gepard Việt Nam sẽ dùng vũ khí trong nước

Theo truyền thông Nga, rất có thể cặp chiến hạm Gepard 3.9 thứ 2 của Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa chống hạm và đầu dẫn ngư lôi nội.

Theo bản báo cáo mới nhất về tình hình mua sắm quốc phòng thế giới do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố, có một chi tiết rất đáng quan tâm liên quan đến số lượng tên lửa chống hạm Kh-35E mà Việt Nam đặt mua từ Nga.

Cụ thể, trong những bản báo cáo trước đó SIPRI cho biết, Việt Nam và Nga trong năm 2004 đã ký hợp đồng cung cấp tới 400 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E, công việc chuyển giao bắt đầu từ năm 2008 và cho tới năm 2015 chúng ta đã nhận 168 quả.

Chien ham Gepard Viet Nam se dung vu khi trong nuoc  
Chiến hạm Gepard 3.9 thử nghiệm tại Biển Đen.

Theo báo cáo vừa được công bố, nhà sản xuất Nga đã giao thêm cho Việt Nam 40 quả tên lửa trong năm 2016, tuy nhiên, tổng số lượng tên lửa của hợp đồng trên đã bị giảm xuống chỉ còn 300 quả.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến số lượng tên lửa Kh-35 Việt Nam đặt mua bị giảm bớt 25%? Một trong những khả năng được SIPRI và chuyên gia quân sự quốc tế nhắc tới là số tên lửa giảm bớt này sẽ được thay thế bởi phiên bản nội địa KCT 15.

Trong tương lai không xa, tên lửa KCT 15 sẽ trở thành vũ khí chống hạm nòng cốt của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Những quả tên lửa chống hạm này sẽ sớm hoàn thiện để trang bị cho tàu hộ vệ Gepard 3.9 và tàu tên lửa Molniya 1241.8, hệ thống phòng thủ bờ biển Bal-E, thậm chí cả tiêm kích Su-30MK2.

Nếu nhận định trên chính xác, đây thực sự là viễn cảnh rất đáng để trông đợi, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của cả nền công nghiệp quốc phòng nội địa lẫn năng lực tác chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam, bởi KCT-15 Việt Nam là phiên bản tối tân nhất của dòng Kh-35.

Không chỉ đứng trước khả năng được trang bị tên lửa đối hạm tự sản xuất, tàu hộ vệ Gepard 3.9 Việt Nam rất có thẻ còn được trang bị ngư lôi với đầu dẫn được sản xuất trong nước. Tính đến lúc này chưa có thông tin rõ ràng về chủng loại ngư lôi mà chiếc Gepard trên được trang bị, tuy nhiên một khả năng được đưa ra là nó sẽ dùng sản phẩm trong nước.

Cụ thể, hồi tháng 4/2017, Kênh truyền hình QPVN cho biết, dựa trên những tiến bộ thu được về công nghệ thủy âm, cảm biến vi cơ và công nghệ điện tử, Viện Kỹ thuật Hải quân đã chế tạo thành công đầu tự dẫn của ngư lôi, có thể thay thế sản phẩm cũ với tham số kỹ chiến thuật và độ tin cậy không thua kém hàng ngoại nhập, giúp ngư lôi gia tăng khoảng cách và độ chính xác trong phát hiện mục tiêu.

Theo hình ảnh công khai, đây là loại đầu tự dẫn của ngư lôi săn ngầm hạng nặng cỡ 533 mm, cùng cỡ với ngư lôi trang bị cho tàu hộ vệ Gepard 3.9. Căn cứ vào những thông tin trên, có đầy đủ cơ sở để hy vọng rằng trong tương lai, Gepard 3.9 Việt Nam sẽ được trang bị ngư lôi 533 mm với đầu tự dẫn được sản xuất trong nước.

Theo thông tin mới nhất về cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ 2 Nga đóng cho Việt Nam, chiều 21/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Việc Nga giao tàu khu trục Gepard cho Việt Nam nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng của Việt Nam".

Hiện nay, phía Nga đang vận chuyển chiếc thứ nhất trong cặp tàu Gepard 3.9 số 2 về Việt Nam.

Theo Báo Đất Việt

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.