Chiến thắng của Biden sẽ tác động như thế nào đối với thế giới?

(Baonghean.vn) - Chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể đánh dấu bước khởi đầu của sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách của nước này đối với thế giới. Nhưng điều đó có khiến mọi thứ sẽ trở lại bình thường như trước hay không?
Ông Joe Biden có bài phát biểu chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Ảnh: Sky News
Ông Joe Biden có bài phát biểu chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Ảnh: Sky News

Chính trị gia kỳ cựu của đảng Dân chủ, người sẽ nhậm chức vào tháng 1/2021, hứa hẹn sẽ là "một đôi tay" an toàn cho thế giới. Trong những lần phát biểu tranh cử, ông Joe Biden cam kết khôi phục và củng cố thái độ thân thiện hơn với các đồng minh của Mỹ hơn ông Donald Trump, đồng thời có thái độ cứng rắn hơn với những đối thủ cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh trật tự thế giới có nhiều biến động, chính sách đối ngoại sẽ còn nhiều thách thức đối với Joe Biden. 

Thực tế, đã có nhiều thay đổi kể từ khi Joe Biden lần cuối cùng ở Nhà Trắng với tư cách là Phó tổng thống Mỹ. Ông Biden hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều khác biệt, đảo ngược một số chính sách gây tranh cãi của dưới thời của Donald Trump, bao gồm vấn đề biến đổi khí hậu, và hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh của Mỹ.
Với Trung Quốc, ông Joe Biden khẳng định sẽ tiếp tục đường lối cứng rắn của người tiền nhiệm Donald Trump về thương mại, đánh cắp tài sản trí tuệ. Với Iran, ông Biden cam kết rằng, Tehran sẽ thoát khỏi các lệnh trừng phạt, nếu tuân thủ thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia được đưa ra dưới thời Tổng thống Barack Obama. Và với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Biden đang cố gắng xây dựng lại niềm tin với các đồng minh bằng cách cam kết đánh bay "nỗi sợ hãi Điện Kremlin". Giới quan sát cho rằng, đây là những vấn đề dễ khiến giới chính trị gia hài lòng, và lên tiếng ủng hộ đối với Joe Bidne - chính trị gia kỳ cựu, người từng nhiều năm làm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng sẽ là một thách thức mới đối với ông Joe Biden. Thổ Nhĩ Kỳ đang tham gia vào các cuộc xung đột ở các điểm nóng như Syria, Libya, và Armenia, thậm chí làm gia tăng căng thẳng với Hy Lạp và Pháp. 
Việc ông Donald Trump rút lực lượng quân đội ra khỏi khu vực Trung Đông, đã báo hiệu với Ankara rằng, Mỹ sẽ không gây sức ép để các đồng minh kiềm chế Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ đó, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã "dội gáo nước lạnh" vào liên minh NATO như mua vũ khí S-400 của Nga.
Những bước đi được đánh giá là sai lầm của ông Trump đã khiến các đồng minh tìm kiếm sự hỗ trợ khác, đặc biệt làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Moskva với Bắc Kinh. 
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 theo hãng thông tấn AP
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 theo hãng thông tấn AP.

Theo CNN, việc thực hiện tầm nhìn chính sách đối ngoại của ông Biden sẽ không mấy dễ dàng. Trong 4 năm vừa qua, các quốc gia trên khắp châu Âu, Trung Đông đã phải hứng chịu sự đảo ngược chính sách đối ngoại của Mỹ. Khi các đồng minh của Mỹ chịu đựng chiến lược chính sách đối ngoại phiến diện của Mỹ, làm suy yếu các liên minh truyền thống và đe dọa trật tự thế giới, ông Biden đối diện với sự kỳ vọng lớn.

Giờ đây, ông Biden phải thuyết phục các đồng minh rằng, Mỹ là một đối tác lâu dài và ổn định, đồng thời giải quyết mối đe dọa từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. 
Vào thời điểm nhậm chức tháng 1/2021, Joe Biden - tân tổng thống mới của Mỹ sẽ phải điều chỉnh khoảng cách và tốc độ, nhất là cần lùi lại để đưa đồng minh đang ở phía sau, tiến lên phía trước, đi theo con đường mà ông ấy mong muốn. Chẳng hạn, kéo gần khoảng cách với Anh, Đức và Pháp trong vấn đề Thỏa thuận hạt nhân Iran. Cùng với đó, Joe Biden cần xem xét sự phức tạp của việc Nga và Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, khó có thể chấp nhận đồng hành cùng với Mỹ trong Thỏa thuận hạt nhân với Iran, cho đến khi Washington nhượng bộ ở Biển Đông và trên lĩnh vực thương mại. 
Giới phân tích nhận định, thành công trong chính sách đối ngoại không chỉ là giành được sự tin tưởng của bạn bè và sự hài lòng của đối thủ, mà còn là việc xây dựng niềm tin quốc tế vào những mục tiêu của Mỹ - tạo dựng trật tự mới cho đất nước đang bị chia rẽ sâu sắc. 

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.