Chiến tranh Lạnh mới: Viễn cảnh rất gần?

(Baonghean.vn) - Việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa thông qua kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự tại Đông Âu và các quốc gia Baltic cùng tuyên bố sẽ đáp trả từ phía Nga đang khiến người ta lập tức liên tưởng tới một cuộc Chiến tranh Lạnh. Trạng thái căng thẳng mới của mối quan hệ này có thể đang tới gần nhưng khó có khả năng hai bên sẽ tính toán tới những bước đi phiêu lưu.

Thủ tướng Nga Medvedev phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Đức. Ảnh: Internet.
Thủ tướng Nga Medvedev phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Đức. Ảnh: Internet.

Răn đe và bảo vệ

Chiến tranh Lạnh mới giữa Nga và các nước phương Tây là khái niệm được Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo tại Hội nghị an ninh Munich, Đức hôm 13/2. Người đứng đầu Chính phủ Nga nhấn mạnh: "Đường lối chính trị của NATO với Nga vẫn là thù địch và đóng kín".

Ông Medvedev nêu rõ hầu như mỗi ngày đều có những thông báo về "mối đe dọa khủng khiếp nhất", lúc thì đối với NATO nói chung, lúc thì với riêng châu Âu, Mỹ và các nước khác, được coi là xuất phát từ Nga.

Ông Medvedev khẳng định dù thế giới phải đối mặt với nhiều mối đe dọa thực tế, thì các nước phương Tây cần hiểu rằng chúng hoàn toàn khác, không liên quan tới Nga. Để củng cố cho lập luận của mình rằng phương Tây nên quan tâm tới những vấn đề an ninh trong không gian châu Âu - Đại Tây Dương hơn là nhấn mạnh vào “yếu tố Nga” trong tổng thể những mối đe dọa trong tương lai, Thủ tướng Nga dẫn ra một vài ví dụ. Đó bối cảnh tình hình trên thế giới đang "khá bi đát": không có một châu Âu lớn thống nhất, các nền kinh tế châu Âu yếu kém, xung đột tại Trung Đông và Bắc Phi ngày càng leo thang, quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) với Nga bị hủy hoại, còn ở Ukraine đang diễn ra nội chiến. Ông nhấn mạnh hệ thống an ninh châu Âu hiện nay có những vấn đề nhất định, đồng thời kêu gọi phương Tây từ bỏ "học thuyết kiềm chế" trong quan hệ với Nga, phối hợp nỗ lực với Moscow nhằm giải quyết những vấn đề thách thức thể giới.

Những tuyên bố này là nhằm đáp lại động thái trước đó ba ngày của NATO  khi thông qua kế hoạch tăng cường sự hiện diện tại các nước thành viên ở sườn phía Đông của NATO, được cho là nhằm đối phó với "một nước Nga với hành động quyết liệt hơn khi sử dụng vũ lực để thay đổi biên giới" và NATO hiện phải đối mặt với "môi trường an ninh thách thức nhất". Kế hoạch này khi được thực thi sẽ giúp NATO thiết lập một lực lượng phản ứng nhanh với khoảng 3.000 - 6.000 binh sĩ. Những binh sĩ này sẽ được luân chuyển liên tục giữa 3 nước Baltic - gồm Litva, Latvia, Estonia - cùng với Ba Lan, Romania và Bulgaria. Bên cạnh đó thì NATO cũng vẫn tiếp tục triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu tại một số nước Đông Âu như một phần trong chiến lược của khối quân sự này.

Nga - NATO có thể đang bước vào giai đoạn cạnh tranh mới. Ảnh: Internet.
Nga - NATO có thể đang bước vào giai đoạn cạnh tranh mới. Ảnh: Internet.

Hình thức cho cuộc đối đầu mới

Sau cuộc khủng hoảng kéo dài tại miền Đông Ukraine, mối quan hệ giữa Nga và phương Tây, trong đó có một quan hệ với NATO đang đi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, với các lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu nhằm vào Nga. Đó là chưa kể đến số cuộc cuộc tập trận cao bất thường trong năm 2015 mà cả hai phía tiến hành như một hình thức răn đe, hoặc chuẩn bị cho các tình huống xấu.

Nhưng bối cảnh hiện tại và các tính toán thực tế của hai bên, ít có khả năng những sự chuẩn bị này sẽ được áp dụng. Báo cáo công bố hồi tháng 8 năm ngoái do nhóm chuyên gia phi chính phủ có ảnh hưởng European Leadership Network (ELN), gồm các cựu nhân viên quân sự và chính trị cấp cao, cho rằng kịch bản này không phải là điều đáng sợ.

Báo cáo của ELN cho rằng cả NATO và Nga đang chuẩn bị cho hành động quân sự có thể chống lại nhau nhưng các chuyên gia đều thừa nhận cả Moskva và Washington cùng các đồng minh hầu như không có khả năng lên kế hoạch cho một cuộc đối đầu quân sự quy mô lớn. Lý do là bởi NATO không sẵn sàng cho một cuộc giao tranh với Nga, điều có thể gây hỗn loạn cho cả châu Âu, một thảm họa nhân đạo, hay việc sử dụng các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Hoạt động quân sự quy mô chống lại Nga nhằm thay đổi trật tự hiến pháp của Nga, hoặc một phản ứng Đồng minh về một giả thuyết "cuộc xâm lược của Nga tại các quốc gia vùng Baltic" có chăng vẫn chỉ là câu chuyện của các chính trị gia hiếu chiến, những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu.

Kế hoạch triển khai lực lượng phản ứng nhanh của NATO tại Đông Âu và các nước Baltic nhằm kiềm chế Nga. Ảnh: Internet.
Kế hoạch triển khai lực lượng phản ứng nhanh của NATO tại Đông Âu và các nước Baltic nhằm kiềm chế Nga. Ảnh: Internet.

Những mâu thuẫn về lợi ích như hiện tại có thể sẽ chỉ biểu hiện ra ở một cuộc đối đầu nhỏ hơn, không trực tiếp, tức là leo thang thành một cuộc chiến "lồng ghép", gồm những hoạt động quân sự chủ yếu tập trung vào các cuộc tấn công mạng, các chuyến bay trinh sát dọc theo biên giới nhằm thăm dò phản ứng, trừng phạt kinh tế và tuyên truyền hơn là sử dụng các lực lượng truyền thống.

Đối với phương Tây, có lẽ mục tiêu cuối cùng của cuộc chiến “lồng ghép” đang diễn ra là, nếu không thay đổi được chế độ, thì ít nhất cũng buộc Nga từ bỏ chính sách đối ngoại hiện nay và những tuyên bố quyền lãnh đạo trong khu vực. Trong chiến lược như thế, các biểu hiện “động binh” của NATO thời gian qua sẽ buộc Moskva dành thêm nhiều nguồn lực bổ sung vào các "cuộc diễn tập đối ứng" trong bối cảnh bị áp đặt các biện trừng phạt kinh tế, gây tốn kém và làm suy yếu nước Nga.

Một nước Nga bị phân tán nguồn lực và đánh mất lợi thế tại khu vực ảnh hưởng truyền thống của mình là mục tiêu mà phương Tây đang ra sức thực hiện. Họ cần một nước Nga ôn hòa và “biết điều” hơn nhằm giải quyết những vấn đề gai góc khác của thế giới. Nhưng có thể, những toan tính đó chỉ dẫn tới sự kháng cự mạnh hơn của chú gấu Nga.

Thanh Sơn

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.