“Chim mồi” và lính bắn tỉa bảo vệ Tổng thống Trump tới Singapore

Theo Thành Đạt (Straitstimes/dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Chuyến đi lịch sử của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Singapore để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đòi hỏi công tác chuẩn bị an ninh ở mức cao nhất với dàn phương tiện hùng hậu và hiện đại. 

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đáp chuyến bay tới gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12/6 tới, bộ phận kiểm soát không lưu tại sân bay Changi sẽ phải theo dõi không chỉ một, mà cả hai máy bay Boeing 747 màu xanh trắng của ông chủ Nhà Trắng. Trong hai máy bay trên sẽ có một máy bay “chim mồi” không chở Tổng thống Trump. Máy bay “chim mồi” này sẽ bay qua quốc đảo Singapore và hạ cánh xuống một địa điểm khác, có thể là căn cứ không quân của Mỹ tại Nhật Bản.

Tổng thống Trump bước xuống từ chuyên cơ Không Lực Một. Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump bước xuống từ chuyên cơ Không Lực Một. Ảnh: Reuters

Straitstimes dẫn các nguồn tin cho biết tại sân bay Changi, các tay súng bắn tỉa nhiều khả năng sẽ được bố trí trên các mái nhà ngay cả khi chuyên cơ Không Lực Một, máy bay chính thức chở Tổng thống Trump, có thể chọn địa điểm hạ cánh là căn cứ không quân Paya Lebar, thay vì sân bay Changi.

Trước đó, trong chuyến đi tới Singapore của cựu Tổng thống Barack Obama vào năm 2009 và của cựu Tổng thống George W. Bush lần lượt vào các năm 2003 và 2006, công tác đảm bảo an ninh cho các nhà lãnh đạo Mỹ cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy. Trong cả 3 chuyến bay này, chuyên cơ Không Lực Một đều hạ cánh xuống căn cứ Paya Lebar - nơi được cho là an toàn hơn so với sân bay Changi.

Vì lý do an ninh, việc sử dụng các máy bay “chim mồi” không còn là chuyện lạ trong các chuyến bay phục vụ tổng thống Mỹ. Đôi khi phía Mỹ có thể sử dụng tới hơn 2 máy bay “chim mồi” để phục vụ chuyên cơ chở tổng thống. 

An ninh Mỹ làm nhiệm vụ trước khi Không Lực Một chở cựu Tổng thống Obama hạ cánh xuống căn cứ không quân ở ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia năm 2015. Ảnh: EPA
An ninh Mỹ làm nhiệm vụ trước khi Không Lực Một chở cựu Tổng thống Obama hạ cánh xuống căn cứ không quân ở ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia năm 2015. Ảnh: EPA
Nhiều người thường hiểu lầm rằng Không Lực Một là tên của một loại máy bay cụ thể, nhưng thực chất đây là tên gọi chung cho bất kỳ máy bay nào chở nhà lãnh đạo Mỹ. Chẳng hạn vào năm 2003, khi cựu Tổng thống Bush thăm Iraq, chuyên cơ Không Lực Một chở ông được cho là một chiếc Gulfstream.

Việc chuẩn bị cho chuyến bay của tổng thống Mỹ là một nhiệm vụ bí mật. Các quyết định về nơi máy bay hạ cánh cũng như đường bay của máy bay chỉ được đưa ra vào phút chót.

“Sẽ luôn có các phương án A, B, C, vì vậy chúng tôi phải chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào”, một nguồn tin thân cận với công tác chuẩn bị hậu cần an ninh cho các chuyến bay của các nhà lãnh đạo tiết lộ.

“Khi Tổng thống Trump tới, chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng để máy bay chở ông ấy có thể hạ cánh ở sân bay Changi hoặc căn cứ Paya Lebar hay thậm chí cả sân bay Seletar. Quyết định cuối cùng sẽ do các lực lượng an ninh đưa ra, bao gồm các đặc vụ của Mật vụ Mỹ. Họ sẽ xuất hiện cả trên mặt đất lẫn đài kiểm soát không lưu”, một nguồn tin nói với Straitstimes.

Trong một số tình huống, địa điểm hạ cánh sẽ chỉ được chốt trước khi máy bay hạ cánh một tiếng, thậm chí chưa đầy một tiếng. Khi cựu Tổng thống Obama tới Singapore năm 2009, kế hoạch ban đầu là máy bay chở ông sẽ hạ cánh xuống sân bay Changi. Tuy nhiên kế hoạch này thay đổi 45 phút trước khi máy bay hạ cánh và địa điểm hạ cánh sau đó được chuyển sang căn cứ Paya Lebar.

Trước khi hạ cánh xuống Singapore, Không Lực Một sẽ phải dừng giữa chừng để tiếp nhiên liệu do chuyên cơ này không đủ khả năng để bay liên tục từ Mỹ tới Singapore. Về mặt kỹ thuật, Không Lực Một có thể tiếp liệu ở trên không. Còn trong các chuyến bay tới châu Á, máy bay này thường dừng tại các căn cứ quân sự của Mỹ, ví dụ ở Alaska, Đức hoặc Nhật Bản.

Dàn phương tiện phục vụ Tổng thống

Trong bài viết được đăng trên Politico hồi tháng 5/2017, tác giả Garret M.Graff cho biết mặc dù chiếc Boeing 747 màu trắng xanh nổi tiếng là biểu tượng dễ thấy nhất của tổng thống Mỹ, nhưng đằng sau đó còn là cả một phi đội bí mật nhằm đảm bảo an toàn và khả năng lãnh đạo của ông chủ Nhà Trắng trong trường hợp xảy ra thảm họa.

“Một chuyến đi của tổng thống sẽ bao gồm hàng trăm nhân viên chính phủ cũng như quân sự, theo đó cần tới hàng chục chuyến bay phục vụ, trong đó có một máy bay hỗ trợ cho Không Lực Một và các máy bay vận tải để vận chuyển thiết bị liên lạc, trực thăng và cả đoàn xe di chuyển khi tổng thống đặt chân tới một nước nào đó”, bài báo cho biết.

Dàn xe sẵn sàng phục vụ khi máy bay chở tổng thống Mỹ hạ cánh. Ảnh: Getty
Dàn xe sẵn sàng phục vụ khi máy bay chở tổng thống Mỹ hạ cánh. Ảnh: Getty

Đoàn bay hậu cần phục vụ tổng thống Mỹ trong các chuyến công du nước ngoài còn bao gồm một số máy bay đặc biệt được gọi là C-20C. Đây là các máy bay Gulfstream, thường bay theo Không Lực Một và hạ cánh xuống một địa điểm cách không xa chuyên cơ chở tổng thống. Chúng có thể bay ở khoảng cách dài và được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt.

“Các máy bay này (C-20C) không lộ diện chính thức. Nhưng từ nhiều năm nay, chúng tháp tùng gần như tất cả mọi nơi tổng thống công du, bay song hành với các chuyến đi của tổng thống và có thể sử dụng như phương tiện thay thế cho chuyên cơ chở tổng thống. Các máy bay này bí mật trà trộn vào các sân bay gần với nơi diễn ra chuyến thăm của tổng thống nhưng không bao giờ hạ cánh xuống cùng sân bay với Không Lực Một”, bài viết trên Politico tiết lộ.

“Việc chuẩn bị cho các chuyến bay của tổng thống có thể mất vài tuần, thậm chí vài tháng”, Michael Daniel, một cố vấn hàng không quốc tế, cho biết. 

Tổng thống Trump luôn được các vệ sĩ bảo vệ nghiêm ngặt trong các chuyến công du. Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump luôn được các vệ sĩ bảo vệ nghiêm ngặt trong các chuyến công du. Ảnh: Reuters
Ngoài máy bay, ô tô cũng là phương tiện gây chú ý trong các chuyến công du của tổng thống Mỹ. Khi ông Trump tới thăm châu Á hồi tháng 11 năm ngoái, Mật vụ Mỹ đã chia sẻ 2 bức ảnh chụp ít nhất 6 phương tiện, trong đó có chiếc limousine chở tổng thống với tên gọi “Quái vật”, được vận chuyển bằng máy bay vận tải C-5 Galaxy của Không quân Mỹ.

“Quái thú” và một chiếc xe “mồi” với thiết kế y hệt là một phần không thể thiếu trong đoàn xe phục vụ tổng thống Mỹ ở nước ngoài. Chúng được trang bị với hàng loạt tính năng an ninh. Đây đều là các xe chống bom và chống đạn, có hệ thống cấp khí ngay cả trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công hóa học, thậm chí được trang bị cả túi máu phù hợp với mẫu máu của tổng thống.

“Đối với những sự kiện quan trọng như hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore, vấn đề an ninh sẽ được Mật vụ Mỹ đặt lên hàng đầu. Theo đó, sẽ có thêm nhiều cuộc thảo luận và hợp tác giữa các cơ quan chính phủ Mỹ và Singapore trong thời gian tới”, chuyên gia Daniel nhận định.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.