Chính quyền Trump khốn đốn “chữa cháy” sau quyết định rút quân khỏi Syria

Theo Anh Tuấn (Infonet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Cả Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đều đồng loạt đưa ra một lộ trình nhằm thực hiện tiến trình rút quân theo mệnh lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, hai cơ quan trên và ông Bolton đều đưa ra những tuyên bố riêng rẽ cho thấy rằng chính quyền Mỹ đang thực hiện những bước đầu tiên để đưa 2.000 binh lính Mỹ từ Syria về nước, mặc cho sự phản đối từ nhiều phía. Tuyên bố rút quân của ông Trump từ hơn một tuần trước đã khiến các đồng minh trong khu vực bất ngờ và châm ngòi cho những bất đồng nội bộ dẫn đến việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từ chức.
Quyết định rút quân của Mỹ đã khiến nhiều đồng minh ngỡ ngàng.
Quyết định rút quân của Mỹ đã khiến nhiều đồng minh ngỡ ngàng.
 Những tuyên bố này có thể coi là một nỗ lực của chính quyền Trump nhằm khẳng định rằng họ là một khối đoàn kết, trong bối cảnh có tin đồn rằng ông Trump bỏ qua những lời khuyên của các cố vấn và quan chức quốc phòng cấp cao.

Trong khi đó, các lực lượng vũ trang được Mỹ hậu thuẫn đang chuẩn bị đối mặt với một tương lai không có Mỹ. Vào ngày 28/12, một lực lượng người Kurd được Mỹ hỗ trợ đã đưa ra tuyên bố yêu cầu quân chính phủ Syria kiểm soát trở lại một khu vực ở phía bắc Syria để bảo vệ khu vực này trước “nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược”.

Sau nhiều năm chiến đấu, việc lực lượng người Kurd hợp tác với quân chính phủ Syria đang cho thấy sự thay đổi lớn về cán cân sức mạnh trong khu vực. Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đã cảnh báo rằng thỏa thuận giữa quân người Kurd và chính quyền Syria là một “thảm họa tiềm tàng” khi các cuộc xung đột mới sẽ hình thành sau cuộc chiến chống IS.

“Một cơn ác mộng đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, trong khi Nga, Iran, Assad và IS là những kẻ thắng cuộc”, ông Graham viết trên trang Twitter.

Theo các tuyên bố của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và của ông Bolton, chính quyền Trump đang phối hợp với các đối tác quan trọng để thực hiện quá trình rút quân an toàn cho binh lính Mỹ và bàn giao trách nhiệm đảm bảo an ninh một cách hiệu quả.

Cụ thể, vài tiếng sau khi tuyên bố của quân người Kurd xuất hiện, ông Bolton thông báo rằng ông có ý định tới Israel và Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng tới để xác định “giai đoạn tiếp theo trong cuộc chiến chống IS trong lúc Mỹ bắt đầu đưa quân từ Syria về nước”, một tuyên bố có thể là nhằm trấn an những làn sóng phản đối trong giới chính trị Mỹ.

Không lâu sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố nhằm tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với quyền tự vệ của Israel “trước những hành động nhằm đe dọa an ninh quốc gia và sự an toàn của người dân Israel của Iran”. Bộ Ngoại giao cũng nhấn mạnh rằng “cam kết của chính quyền Trump và người dân Mỹ nhằm đảm bảo sự an toàn cho Israel đều có tính chất lâu dài và không bao giờ thay đổi”.

Tuyên bố này không nói rõ những hiểm họa bắt nguồn từ Syria, song nó chứa đựng nhiều lời cảnh báo dành cho Iran, một trong những nước sẽ được lợi từ quyết định rút quân của Tổng thống Trump.

Tổng thống Trump tin rằng tổ chức IS ở Syria đã bị đánh bại, vì vậy quân đội Mỹ không được ở lại đây lâu hơn.
Tổng thống Trump tin rằng tổ chức IS ở Syria đã bị đánh bại, vì vậy quân đội Mỹ không được ở lại đây lâu hơn.
 Nhiều chính trị gia, tướng lĩnh Israel trước đó đã chỉ trích quyết định của ông Trump và nhiều người đã gọi đây là hành động đầu hàng của Mỹ. Họ cũng lên án Mỹ khi bỏ mặc các đối tác người Kurd, những người đã giúp đỡ liên quân Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng phát biểu rằng ông “lấy làm tiếc” trước quyết định của ông Trump.

Không lâu sau khi Bộ Ngoại giao đưa ra tuyên bố của mình, Bộ Quốc phòng Mỹ đã viết trên trang Twitter của mình một thông báo nói rằng việc rút quân khỏi Syria là “có chủ đích, đã được thảo luận kỹ lưỡng và nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía”.

“Giai đoạn tiếp theo của Hoa Kỳ trong hoạt động chống khủng bố của liên quân ở Syria là một tiến trình rút quân có chủ đích, được thảo luận kỹ lưỡng và nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía và mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho toàn quân chúng ta sẽ được thực thi”, thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

Thông điệp này hoàn toàn trái ngược với sự hỗn loạn xảy ra ở Lầu Năm Góc hơn một tuần trước đó - ông Mattis từ chức sau khi quyết định rút quân được đưa ra. Người thay thế ông là một cựu giám đốc của hãng Boeing và có ít kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách đối ngoại và quân sự.

Trong chuyến thăm tới Iraq của Tổng thống Trump, ông đã phát biểu rằng quyết định rút quân của ông là bởi Mỹ đã đánh bại IS.

“Họ hỏi rằng “Liệu chúng tôi có thể có thêm thời gian không?” và tôi đáp lại rằng “Không được, các anh không thể có thêm thời gian nữa, các anh đã có quá nhiều thời gian rồi”. Chúng ta đã đánh bại IS một ngoạn mục. Tôi tin rằng nhiều người sẽ hiểu cho quyết định của tôi”, ông Trump nói.

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.