Chính quyền xã thờ ơ khi bò chết vì nhiễm dịch viêm da nổi cục

Xuân Hoàng - Quang An

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Mặc dù người dân đã báo cáo lên chính quyền địa phương để có giải pháp tiêu hủy bò chết do nhiễm dịch viêm da nổi cục, tuy nhiên, chính quyền xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn thờ ơ.

Chính quyền xã thờ ơ

Vào cuối tháng 4 vừa qua, con bò gần 3 tạ của gia đình anh Nguyễn Đình Phong ở xóm 1, xã Quỳnh Châu (Quỳnh Lưu) mắc bệnh viêm da nổi cục, dù gia đình đã nỗ lực chữa trị, tuy nhiên, do nhiễm bệnh nặng cộng với sức đề kháng yếu, bò của gia đình anh Phong đã chết vài ngày sau đó.

Ông Nguyễn Đình Phong cho biết, bản thân ông phải tự tiêu hủy con bò chết do nhiễm bệnh viêm da nổi cục, không có chính quyền xã hỗ trợ và hướng dẫn. Ảnh: Xuân Hoàng
Anh Nguyễn Đình Phong cho biết, bản thân anh phải tự tiêu hủy con bò chết do nhiễm bệnh viêm da nổi cục, không có chính quyền xã hỗ trợ và hướng dẫn. Ảnh: Xuân Hoàng

Sau khi bò chết, anh Phong đã báo lên xóm và chính quyền xã Quỳnh Châu để có giải pháp tiêu hủy, tránh lây lan trên diện rộng. Tuy nhiên, xã Quỳnh Châu đã không cử lực lượng để tiêu hủy bò chết mà chỉ đạo gia đình anh Phong tự chôn bò.

Trao đổi với P.V ngày 4/5, anh Phong bức xúc: “Chúng tôi là người dân, làm sao biết được bò chết phải chôn ở vị trí nào để không vi phạm quy định, chưa kể chúng tôi cũng không có kiến thức chuyên môn hay nắm được quy trình tiêu hủy bò chết đảm bảo an toàn. Liên hệ với xã thì không được, do đó, tôi đành phải nhờ hàng xóm khiêng bò, tự thuê máy múc để đào hố chôn bò tại khu vườn nhà mình…”.
Vị trí tiêu hủy bò của gia đình ông Phong nằm sát đường đi, khiến người dân sinh sống trong vùng bức xúc, nhất là lúc bốc mùi hôi thối. Ảnh: Quang An
Vị trí tiêu hủy bò của gia đình anh Phong nằm sát đường đi, khiến người dân sinh sống trong vùng bức xúc, nhất là lúc bốc mùi hôi thối. Ảnh: Quang An

Điều đáng nói, chỉ vài ngày sau, người dân xóm 1, xã Quỳnh Châu phản ánh tại khu vực chôn bò của anh Phong bốc mùi hôi thối, vị trí chôn lại nằm cạnh tuyến đường hàng ngày có nhiều người dân đưa trâu, bò ra chăn thả nên người dân rất bất bình, vì vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa tăng nguy cơ lây lan dịch trên diện rộng. Tuy nhiên, gia đình không thể đào lên để chôn ở vị trí khác.

Đến trưa 2/5, con bò cái đang mang chửa của gia đình ông Nguyễn Văn Chuyên ở xóm 1, xã Quỳnh Châu (hàng xóm của anh Phong) cũng chết vì bệnh viêm da nổi cục. Trong suốt quá trình kiểm tra, đo đạc, lập biên bản tiêu hủy chỉ có sự hiện diện của gia đình ông Chuyên - Xóm trưởng xóm 1 và cán bộ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu, không có lực lượng của xã Quỳnh Châu.

 
Con bò của gia đình ông Chuyên chết từ trưa 2/5, tuy nhiên mãi đến tối 2/5 mới tiêu hủy được, do chính quyền xã không có mặt. Ảnh: Quang An
Con bò của gia đình ông Chuyên chết từ trưa 2/5, tuy nhiên, mãi đến tối 2/5 mới tiêu hủy được, do chính quyền xã không có mặt. Ảnh: Quang An

Trong biên bản xác nhận sự việc được lập chiều 2/5 có sự chứng kiến của các bên nêu rõ: Thành phần chỉ đạo của xã không có mặt trong chiều 2/5; hộ dân không thuê được phương tiện để tiêu hủy nhờ UBND xã liên hệ giúp nhưng không được; Không có địa điểm để tiêu hủy…

Việc chính quyền địa phương xã Quỳnh Châu không có mặt đã khiến công tác tiêu hủy bò tại gia đình ông Chuyên bị chậm trễ, đến 7 – 8 giờ tối 2/5 mới tìm được vị trí để tiêu hủy bò chết.

Biên bản làm việc trong chiều ngày 2/5 nêu rõ chính quyền xã Quỳnh châu không tham gia vào công tác kiểm tra, tiêu hủy bò chết. Ảnh: Quang An
Biên bản làm việc trong chiều 2/5 nêu rõ chính quyền xã Quỳnh châu không tham gia vào công tác kiểm tra, tiêu hủy bò chết. Ảnh: Quang An

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm hay viêm da nổi cục trên trâu, bò ở địa bàn tỉnh, nếu phải tiêu hủy thì ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã đã không quản ngại khó khăn để hỗ trợ, chung tay cùng người dân tiêu hủy, tránh xảy ra dịch ở diện rộng. Tuy nhiên, việc thờ ơ của chính quyền xã Quỳnh Châu trong công tác tiêu hủy gia súc chết vì dịch bệnh đã khiến người dân bức xúc.

Trao đổi vấn đề này, ông Vũ Văn Thưởng - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu cho rằng: Đối với trường hợp bò chết do nhiễm dịch viêm da nổi cục của gia đình anh Phong là xã đã giao cho cán bộ nông nghiệp đến kiểm tra, cấp vôi bột, hóa chất khử trùng. Tuy nhiên, việc tiêu hủy, gia đình tự thực hiện trong khu vườn rừng của gia đình ông Phong. Sau khi tiêu hủy xong, ông Thưởng có nắm được thông tin phản ánh của người dân việc ông Phong tiêu hủy bò không đảm bảo. Tuy nhiên, ông Thưởng thừa nhận đến nay bản thân ông vẫn chưa biết vị trí tiêu hủy con bò của gia đình anh Phong ở đâu, tiêu hủy như thế nào.
Điều đó cho thấy, sự thờ ơ của chính quyền xã trong công tác phòng, chống dịch trên đàn vật nuôi là có sơ sở.
Thống kê tình hình bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò ở địa bàn huyện Quỳnh Lưu cho thấy, đến ngày 4/5, trên địa bàn huyện đã có 91 con bò nhiễm dịch viêm da nổi cục. Trong đó, 32 con bị chết và tiêu hủy. Điều đáng lo ngại, tại xã Quỳnh Châu, số lượng bò bị nhiễm dịch viêm da nổi cục bị chết nhiều nhất huyện, với 7 con chết và tiêu hủy và hiện vẫn còn 19 con bò đang nhiễm bệnh. Phải chăng, sự thờ ơ, lơ là của chính quyền xã  Quỳnh Châu, khiến bệnh dịch bùng phát trên diện rộng?
Không được để hộ dân tự tiêu hủy
 
Việc tiêu hủy gia súc bị nhiễm dịch bệnh có tính lây lan cao, là trách nhiệm chính của chính quyền địa phương. Ảnh: Xuân Hoàng
Việc tiêu hủy gia súc bị nhiễm dịch bệnh có tính lây lan cao, là trách nhiệm chính của chính quyền địa phương. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Nguyễn Anh Hùng - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu cho biết: Do tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, nên đơn vị hướng dẫn các địa phương cách xử lý vật nuôi bị chết do nhiễm dịch. Đặc biệt, cắt cử người trực tất cả các ngày nghỉ lễ dài ngày vừa qua. Khi có bò, lợn bị chết, do các xã báo cáo, cán bộ của trung tâm đến lập biên bản. Còn việc tiêu hủy là do chính quyền xã thực hiện.

Ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho rằng, khi người dân báo có bò, lợn bị chết do bệnh dịch, chính quyền xóm và xã có trách nhiệm đến kiểm tra, đồng thời phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để xác định nguyên nhân chết, cân, đo... lập hồ sơ. Sau đó, xã có trách nhiệm tiêu hủy đúng vị trí và đúng quy trình, tuyệt đối không để cho hộ dân tự tiêu hủy, nhằm tránh lây lan dịch bệnh.

tin mới

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.