Chính thức bỏ quy định bắt buộc người dân phải đổi GPLX sang thẻ PET

Trong Thông tư mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ vừa ban hành, Bộ GTVT đã bỏ yêu cầu bắt buộc người dân phải đổi GPLX sang thẻ PET.

Bộ GTVT chính thức bỏ quy định bắt buộc người dân phải đổi GPLX sang thẻ PET. Ảnh minh họa: Internet

Bộ GTVT chính thức bỏ quy định bắt buộc người dân phải đổi GPLX sang thẻ PET. Ảnh minh họa: Internet

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 12 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Thông tư mới vừa ban hành có hiệu lực từ 1/6 tới và sẽ chính thức thay thế Thông tư 58 (ban hành năm 2015) đã gây ra rất nhiều tranh cãi khi bắt buộc người dân phải đổi GPLX sang thẻ PET.

Theo Thông tư số 12 vừa được Bộ GTVT ban hành, việc ấn định thời hạn buộc đổi bằng lái xe từ bìa giấy sang thẻ nhựa như thông tư trước đó đã bị bãi bỏ. Kể cả điều khoản quy định lộ trình đổi bằng lái xe không thời hạn A1, A2, A3 trước ngày 31/12/2020 như Thông tư cũ đã quy định.

Như vậy, xe có thời hạn chỉ thực hiện việc đổi bằng lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, trong Thông tư mới, Bộ GTVT cũng khuyến khích việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET trước ngày 31/12/2020.

Cũng trong một văn bản phát đi trước đó, Bộ GTVT cho hay giấy phép lái xe cơ giới đường bộ có chất liệu bằng giấy đã được các cơ quan có thẩm quyền phát hành và cấp cho người dân sử dụng từ nhiều năm nay.

Quá trình sử dụng giấy phép lái xe bằng giấy đã bộc lộ nhiều bất cập như: lạc hậu, mức độ bảo mật không cao, dễ bị làm giả; dễ bị tẩy xóa, sửa đổi, dễ bị hư hỏng trong quá trình sử dụng; kích thước không phù hợp; không thuận tiện cho công tác quản lý, xử lý khi người lái xe vi phạm...vv.

Việc chuyển đối GPLX từ vật liệu giấy sang vật liệu PET là quá trình tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại trong quá trình quản lý các hoạt động có liên quan đến việc đào tạo, cấp giấy phép lái xe. Do đó việc quy định chuyển đối giấy phép lái xe sang vật liệu PET là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đã được Bộ GTVT cấp đổi từ ngày 1/7/2013.

Theo báo cáo của các địa phương, đến nay cả nước đã chuyển đổi xong 95% giấy phép lái xe ô tô, còn khoảng 300.000 GPLX, đảm bảo xong trong năm 2016 theo lộ trình.

Theo ictnews.vn

tin mới

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?

(Baonghean.vn) - Giao cho người không có giấy phép lái tàu, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia, không đủ các điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác, bị xử lý như thế nào? - Ông N.Đ.H ở huyện Diễn Châu hỏi.

Người phạm tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Người phạm tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

(Baonghean.vn) - Người phạm tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo mấy khung hình phạt và cao nhất là bao nhiêu năm tù?. Vấn đề quan tâm của ông Trần Văn (Thanh Chương, Nghệ An).

Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào?

Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào?

(Baonghean.vn) - Tôi có thắc mắc liên quan đến tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Theo Điều 221 - Bộ luật Hình Sự 2015 thì phạm vi áp dụng của điều luật này là áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà Nước hay áp dụng chung đối với tất cả cá nhân tổ chức?