Chống dịch ở Nghệ An: Thấy để tin!

(Baonghean.vn) - Dịch Covid -19 vào Nghệ An lần đầu là ở Quỳnh Lập, TX. Hoàng Mai, ngày 6/5/2021. Sau 21 ngày nỗ lực coi như giải quyết xong nguy cơ Covid-19 ở đây.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Thành Cường
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Thành Cường

Dịch Covid -19 vào Nghệ An lần đầu là ở Quỳnh Lập, TX. Hoàng Mai, ngày 6/5/2021.  Sau 21 ngày nỗ lực coi như giải quyết xong nguy cơ Covid-19 ở đây.

Ngày 14/6/2021, dịch Covid-19 lại bắt đầu tấn công vào Nghệ An, ngay tại thành phố Vinh. Và đến ngày hôm nay, Covid-19 đã có ở một số địa phương trong tỉnh.

Hơn 2 tuần qua cả tỉnh đã phải căng mình ra để chống dịch Covid-19. Thành phố Vinh với 50 vạn dân buộc phải cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều thôn, xã của các huyện cũng phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Thiệt hại về công sức, tiền của là rất lớn. Đời sống xã hội đảo lộn không ít, nếu không nói là rất nhiều. Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường.

Công nhân Công ty CP may Halotexco sử dụng các dụng cụ phòng chống dịch trong lúc làm việc. Ảnh tư liệu: H.Q
Công nhân Công ty CP may Halotexco sử dụng các dụng cụ phòng chống dịch trong lúc làm việc. Ảnh tư liệu: H.Q

Dịch Covid-19 đang làm cho chúng ta thiệt đơn, thiệt kép, không chỉ hiện tại mà cả về lâu dài. Điều đó ai cũng thấy rất rõ và không khỏi lo ngại. Nước giàu còn phải lao đao vì nó, huống hồ đang còn là “nhà nghèo” như tỉnh ta, nước ta. Tôi không phải là người có thiên hướng quá lạc quan. Nhưng cũng không bi quan để không nhìn thấy trong “cuộc chiến” này có những điều có thể làm cho chúng ta ấm lòng, an tâm và tin tưởng.

Thứ nhất, mọi người thân thiện và có trách nhiệm với nhau hơn. Cha ông có câu “tắt lửa, tối đèn có nhau”. Đúng thế thật. Bình thường ai lo việc nấy, “cơm ai kẻ đó ăn, áo ai kẻ đó mặc”. Dịch đến, dân ta chia sẻ với nhau, lo cho nhau nhiều hơn. Tôi nhận thấy bà con ta nhẹ nhàng, thân ái, nhường nhịn nhau nhiều hơn cả nơi làm việc lẫn khi mua hàng ở chợ. Hơn 52 tỷ đồng đóng góp cho Quỹ phòng, chống Covid-19. Những túi hàng, xe hàng tiếp phẩm của bà con dành cho vùng bị phong tỏa cách ly ở trong tỉnh, ngoài tỉnh. Những chai nước, túi quà dành cho các điểm chốt. Những thầy thuốc sẵn sàng lao về phía dịch, kể cả ở tỉnh bạn. Khó khăn đã kích hoạt lòng tốt của dân ta dẫu cho trước khi dịch xuất hiện có thể ta đã chạnh lòng về biểu hiện tấm lòng ấy.

Các em học sinh cùng nhau làm “tai giả”, kính chắn giọt bắn để gửi tặng tuyến đầu chống dịch. Ảnh tư liệu
Các em học sinh cùng nhau làm “tai giả”, kính chắn giọt bắn để gửi tặng tuyến đầu chống dịch. Ảnh tư liệu

Thứ hai, cả người dân và chính quyền đều bình tĩnh và tỉnh táo để đối phó với dịch. Có lo lắng nhưng không hoang mang. Chính quyền vẫn tỉnh táo để có những quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất. Các cơ quan chuyên môn có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Hàng ngàn người dân vẫn bình tĩnh và trật tự chờ tận đêm khuya để lấy mẫu xét nghiệm. Đó là lúc họ biểu thị thái độ và trách nhiệm công dân của mình. Các thầy thuốc vẫn cần mẫn làm việc để chạy đua ai thắng ai thua với Covid-19 trong thời tiết nóng bức của mùa Hè miền Trung. Tinh thần trách nhiệm của thầy thuốc, của các lực lượng Công an, Quân đội... như được nhân lên để gạt đi nỗi lo của cộng đồng.

Thứ ba, tính chuyên nghiệp và hiệu năng làm việc của các cơ quan, của công chức, viên chức thêm một lần được thử thách, rèn luyện và trưởng thành. Những cuộc họp lúc nửa đêm, mờ sáng; những cuộc chạy đua truy vết Covid, lấy mẫu và xét nghiệm... đã khẳng định năng lực và trách nhiệm của đội ngũ, của chính quyền. Mặt khác, ý thức pháp luật của người dân cũng được rèn luyện và nâng cao hơn một bước. Nhìn vào sự chấp hành các quyết định về phòng, chống dịch là rất rõ điều này.

Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo chống dịch ở huyện Diễn Châu. Ảnh: Thành Cường
Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo chống dịch ở huyện Diễn Châu. Ảnh: Thành Cường

Thứ tư, từ tình huống khẩn trương chống dịch một lề lối làm việc mới đang hình thành. Mọi bê tha, chậm trễ, vô kỷ luật bị đào thải để dành chỗ cho trách nhiệm, kỷ cương và hiệu quả. Làm việc trực tuyến ngày càng nhiều hơn vì nó nhanh hơn, tốn ít thì giờ, chính xác và hiệu quả hơn. Vai trò của truyền thông, báo chí và mạng xã hội được đánh giá đúng hơn, cao hơn và được khai thác sử dụng hữu ích hơn. Hết dịch, cũng có thể xem đây là một thu hoạch đáng kể cho chúng ta.

Và cuối cùng, điều thứ năm, tôi thấy, đợt chống dịch lần này đã làm cho người dân tin vào chính quyền, vào cán bộ nhiều hơn. “Rằng qua cơn hoạn nạn ta mới hiểu lòng nhau”. Dân và chính quyền đã thông cảm, chia sẻ và gắn bó với nhau nhiều hơn. Trên Facebook luôn đầy ắp những biểu thị trân trọng chính quyền, bớt đi rất nhiều những ỷ eo, thị phi như từng có...

Với bản thân, tôi đã thấy những điều thật đáng trân trọng để chúng ta cùng nhau bước qua khó khăn không hề nhẹ nhàng lần này. Tôi tin chúng ta sẽ sớm thành công.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.