Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga so sánh 'Dòng chảy Bắc- 2' với việc xây dựng cầu Crưm
Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga Viacheslav Volodin nói rằng, Dự án “Dòng chảy Bắc-2” có tầm quan trọng tương đương với việc xây dựng cầu BAM và cầu Crưm, và người tiêu dùng ở các nước châu Âu sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc thực hiện dự án này.
“Còn đối với Nga thì “Dòng chảy Bắc-2” có tầm quan trọng tương đương với việc xây dựng cầu BAM và cầu Crưm. Đây là một dự án có quy mô lớn, trong khuôn khổ của dự án này chúng ta sẽ mở rộng thị trường cung cấp các sản phẩm của mình và người tiêu dùng sẽ nhận được khí chất lượng cao và giá rẻ. Nói một cách dễ hiểu, dự án mang tính kinh tế và mọi người đều được hưởng lợi từ nó”, ông Volodin viết trên Telegram.
Ông Volodin. Ảnh It |
Ông lưu ý rằng, dự án đang được thực hiện trong điều kiện chính trị khó khăn: "Các lệnh trừng phạt, vận động hành lang từ Hoa Kỳ, quốc gia muốn cung cấp khí đá phiến đắt hơn của mình." Ông Volodin nhấn mạnh rằng, cần bày tỏ lòng kính trọng đối với Thủ tướng Đức Angela Merkel, vì bà đã bảo vệ lợi ích của công dân của mình và công dân của các quốc gia châu Âu.
Ai là người khởi xướng việc xây dựng “Dòng chảy Bắc-2”?
“Cần nói rõ dự án này ra đời như thế nào. Chúng ta biết từ truyền thông rằng “Dòng chảy Bắc-2” được Gazprom thực hiện cùng với các quốc gia khác. Không ai nói về tác giả của dự án. Và người đó chắc chắn sẽ không tự kể về mình. Tác giả của dự án, từ ý tưởng tới lộ trình lắp đặt tuyến đường ống, là tổng thống của chúng ta”, ông Volodin nói thêm.
Dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" hoàn thành những km cuối cùng. Ảnh: Russia Energy |
Ông nhấn mạnh rằng, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đứng đầu Gazprom Alexei Miller về việc triển khai dự án đã diễn ra trên đường đến sân bay, chính khi đó đã đưa ra đề xuất về “Dòng chảy Bắc 2”. Đề xuất không chỉ nêu rõ về độ dài ngắn hơn của tuyến đường ống, mà còn cả về việc tuân thủ tất cả các yêu cầu về an toàn môi trường. Ông Volodin nói rằng, đây là một dự án sạch hơn: lượng khí thải carbon dioxide vào khí quyển ít hơn 5,6 lần so với đường ống dẫn khí đốt đi qua Ukraine.