Chủ tịch FTP cổ vũ trẻ con chơi game: Quan điểm phản sư phạm, vì lợi nhuận?

“Chúng ta đã biết chơi game sẽ gây nghiện và bệnh nghiện game cũng nguy hiểm như mọi thứ bệnh nghiện khác. Nếu cổ vũ trẻ chơi game, vô hình chung ông Bình đã đẩy các em vào vòng nguy hiểm và có thể phá hủy cả tương lai”.

Đây là quan điểm của TS Vũ Thu Hương (giảng viên trường ĐH Sư phạm) xung quanh khẳng định “trẻ con chơi game là điều tốt” của PGS.TS Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT, Chủ tịch VINASA tại buổi giao lưu Khởi nghiệp cùng công nghệ thông tin.  

Ông Bình phát biểu “nếu các bạn là một em bé sinh ra và lớn lên ở nước Nhật thì các bạn sẽ không có thời gian chơi game vì bị quản thúc bởi nhà trường, bởi phụ huynh. Các em bé ở Mỹ và một số nước cũng vậy. Game không phải là trò chơi được khuyến khích ở châu Âu.

Chỉ có trẻ em Việt Nam là được chơi nhiều. Chúng ta đang có một thế hệ lớn lên với internet, đồng hành với internet. Ở Việt Nam thế hệ ấy là hùng mạnh. Cái này các trường học không biết, bố mẹ không biết, chỉ các em biết với nhau thôi”.

Những thông tin trên được một số tờ báo đăng tải, ngay sau đó, quan điểm của ông vấp phải phản ứng của nhiều chuyên gia giáo dục và không ít các bậc phụ huynh.

Chuyên gia giáo dục, TS Nguyễn Thu Hương (giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: Người phát ngôn câu đó đang phát biểu dưới góc độ của một nhà kinh doanh ca ngợi sản phẩm ông làm ra chứ không đứng trên quyền lợi của  trẻ. Với nhà kinh doanh, bán được sản phẩm là điều họ quan tâm nhất. 

“Khi nghe câu nói đó, tôi cảm thấy chạnh lòng vì nó thể hiện 1 điều rất đáng lo ngại rằng, rõ ràng có một số nhà kinh doanh hoàn toàn không quan tâm đến tác hại (nếu có) của sản phẩm mình bán ra với khách hàng” – TS Hương nhấn mạnh.

Là người có nhiều năm đồng hành với trẻ, đưa môn giáo dục kỹ năng sống đến với đông đảo trẻ em, TS Hương cho biết không bao giờ có ý định dạy trẻ chơi game.

“Với trẻ em, các cháu đang trong quá trình phát triển, điều quan trọng nhất là làm sao để cơ thể cháu được phát triển toàn diện. Như vậy, việc ngồi lì ở nhà chơi game sẽ khiến cơ thể các cháu chậm chạp, ù lỳ hẳn đi. Điều đó sẽ còn có nhiều tác hại đến mắt và não của các cháu. 

Phải chăng ông Bình đang muốn sử dụng thủ pháp đảo ngược để truyền tải thông điệp đến cho các bố mẹ Việt. Các bố mẹ Việt có xu hướng dòm ngó sang thế giới để học hỏi cách dạy con. Với thông tin là game không được khuyến khích khắp nơi, phải chăng ông Bình đang muốn các cha mẹ biết để hạn chế con?” – TS Hương băn khoăn.

Theo Infonet

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.