Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Triều Tiên: 'Nhất cử lưỡng tiện'

Theo Anh Minh (www.tienphong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tới Triều Tiên có thể vừa nhằm khích lệ đồng minh thân cận, vừa cho thấy Trung Quốc có vai trò quan trọng với vấn đề của bán đảo Triều Tiên, điều mà Mỹ không nên quên khi các cuộc đàm phán thương mại đang có dấu hiệu được nối lại.
Dân chúng vẫy hoa chào đón chủ tịch Trung Quốc, ảnh chụp của Tân Hoa Xã. Tuy nhiên không có tấm ảnh nào của ông Tập tại Bình Nhưỡng được đưa lên cho đến chiều tối qua
Dân chúng Triều Tiên vẫy hoa chào đón Chủ tịch Trung Quốc, ảnh chụp của Tân Hoa Xã. Tuy nhiên không có tấm ảnh nào của ông Tập tại Bình Nhưỡng được đưa lên cho đến chiều tối qua.
Hôm qua Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Bình Nhưỡng trong chuyến thăm cấp nhà nước diễn ra trong hai ngày. Các nhà quan sát nói mục đích của chuyến đi là khích lệ tinh thần nước láng giềng, vốn đang chịu đựng các lệnh trừng phạt của LHQ vì chương trình hạt nhân và tên lửa, một tuần trước khi ông Tập gặp tổng Thống Mỹ tại thượng đỉnh G20 trong bối cảnh Mỹ-Trung đang căng thẳng kéo dài về thương mại.
Ông Tập là lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc tới Triều Tiên trong vòng 14 năm. Truyền hình Trung Quốc nói nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và vợ là Ri Sol Ju đã chào đón chủ tịch Tập tại sân bay. Em gái ông Kim là Kim Yo Jong và các quan chức Triều Tiên có vai trò nổi bật trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ cũng có mặt.
Bản tin của truyền hình Trung Quốc nói ông Tập được chủ nhà đón trên xe mui trần diễu qua các con phố lớn của Bình Nhưỡng với đám đông chào đón hai bên đường.
Chuyến thăm của ông Tập diễn ra trong lúc căng thẳng đang quay lại trên bán đảo Triều Tiên khi Mỹ tìm cách buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Reuters trích ý kiến một số nhà ngoại giao nói chuyến thăm của chủ tịch Tập là một lời khẳng định rằng Trung Quốc đang ở trong một mối quan hệ ngày càng xấu đi với Mỹ.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Đại Liên hồi tháng 5. Ảnh: AFP.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Đại Liên hồi tháng 5. Ảnh: AFP.
Báo chí Trung Quốc nói trong ngày đầu thăm Triều Tiên, ông Tập dự một buổi tiệc chào đón, xem một màn đồng diễn thể dục hoành tráng. Chuyến thăm diễn ra chỉ một tuần trước khi thượng đỉnh G20 khai mạc ở Nhật Bản, nơi ông Tập và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến gặp nhau để tìm cách giải tỏa căng thẳng thương mại kéo dài cả năm qua giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thời điểm chuyến thăm của ông Tập tới Triều Tiên không hề ngẫu nhiên, theo lời Lý Trung Lâm, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Diên Biên, Trung Quốc.
Trung Quốc có thể hy vọng đóng vai trò thuyết phục Triều Tiên và Mỹ khởi động lại các cuộc đàm phán hạt nhân sau thất bại của thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội, ông Lý nói thêm.
“Chuyến thăm của chủ tịch Tập tới Triều Tiên có thể có vai trò tích cực trong việc mang đến một thượng đỉnh Mỹ-Triều tiếp theo”, ông Lý nói. “Trung Quốc muốn có sự đột phá”.
Ông Kim đã thăm Trung Quốc bốn lần kể từ năm ngoái, và Trung Quốc đã khen ngợi cả Mỹ lẫn Triều Tiên vì đã cố gắng giải quyết vấn đề thông qua đối thoại thay vì đe dọa sử dụng vũ lực hoặc các hoạt động điều quân.
Trong một diễn biến khác, các quan chức Mỹ và Trung Quốc sẽ khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại, nhưng Trung Quốc hy vọng rằng Mỹ sẽ tạo điều kiện cần thiết cho việc đối thoại, Bộ Thương mại Trung Quốc nói hôm qua.
Các cuộc đàm phán nhằm đạt một thỏa thuận thương mại rộng lớn đã đổ bể hồi tháng trước sau khi các quan chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc bội ước với những cam kết trước đó.
Nhưng hy vọng về việc sống dậy các cuộc đàm phán đã được nhen nhóm sau cuộc điện đàm hôm thứ Tư giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và việc xác nhận họ sẽ gặp nhau vào tuần tới tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer hôm thứ Tư nói ông sẽ điện đàm với phó thủ tướng Lưu Hạc, người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc, “trong một ngày rưỡi nữa”.
“Trưởng hai đoàn đàm phán thương mại sẽ liên lạc với nhau, theo chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên”, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nói với các phóng viên. “Chúng tôi hy vọng (Mỹ) sẽ tạo điều kiện và không khí cần thiết để giải quyết vấn đề thông qua đối thoại bình đẳng”, ông Cao nói, theo tin của Reuters.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.