Chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm ở làng nghề

(Baonghean) - Nghệ An hiện có 29 làng nghề chế biến thực phẩm, sản phẩm gồm: nước mắm, rượu, bánh kẹo, tương, bún... Ngoài hiệu quả kinh tế, việc làm, thì những bất cập về vốn, đầu ra sản phẩm, vấn đề môi trường, công nghệ sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng bộc lộ rõ; nhất là trong thời gian “cao điểm” các làng nghề gia tăng sản xuất, cung ứng phục vụ thị trường Tết…

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất bánh Hương Phúc (TP. Vinh).
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất bánh Hương Phúc (TP. Vinh).
Nghề sản xuất tương ở Thị trấn Nam Đàn được công nhận làng nghề từ năm 2010, nay có 90 hộ tham gia sản xuất, mỗi năm sản xuất được trên dưới 450 nghìn lít. Để tương ngon và trở thành một thương hiệu mạnh, mỗi người làm tương đều phải chú trọng vệ sinh môi trường. Sản phẩm tương Nam Đàn đã được đưa đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước… Người làm đã biết chăm lo chất lượng, nhưng người bán thì chưa. Ở nhiều cửa hàng bán tương tại Thị trấn Nam Đàn, những chai tương vẫn đang được bày bán theo kiểu truyền thống, trưng  trên những kệ gỗ thô sơ nằm bên mặt đường, chịu nắng mưa, bụi bặm bẩn bám vào gây sự ngần ngại về chất lượng cho người mua.
Làng nghề sản xuất rượu truyền thống Phúc Mỹ ở xã Hưng Châu (Hưng Nguyên) có 181 hộ tham gia, tổng sản lượng mỗi năm khoảng 391 nghìn lít. Rượu ở đây sản xuất theo phương pháp thủ công, ngon nổi tiếng. Chuẩn bị cho tết, người dân Phúc Mỹ đẩy nhanh công suất để kịp cấp ra thị trường. Mỗi nhà một bí quyết để nấu nên những chén rượu ngon nhưng điểm giống nhau ở đây là tất cả đều không sử dụng men kém chất lượng. Với thu nhập bình quân người làm nghề nấu rượu, sản xuất kẹo ở Hưng Châu đạt xấp xỉ 25 triệu đồng/người/năm như hiện nay, người dân đều đã ý thức rõ về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để phấn đấu xây dựng thương hiệu. 
Chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, những người dân làm nghề ở làng nghề chế biến và bảo quản hải sản nước mắm ở khối 6, phường Nghi Tân, (TX. Cửa Lò) đã đầu tư hệ thống kho cấp đông đạt chất lượng, lựa chọn kỹ nguyên liệu để chế biến. Chuẩn bị hàng hải sản cho dịp Tết, trong quá trình chế biến, người làm nghề đặc biệt chú trọng khâu đảm bảo vệ sinh. Hiện Nghi Tân có 62 kho bảo quản, 49 cơ sở cấp đông, mỗi năm làng nghề ở đây chế biến và đưa ra thị trường khoảng 7.000 tấn hải sản các loại… Ông Lê Minh Thắng, Bí thư Đảng uỷ phường Nghi Tân cho biết: Nhờ sự chỉ đạo, vận động, tuyên truyền nên ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm của người dân đã có nhiều tiến bộ.
Thời gian tới khi đề án quy hoạch lại khu dân cư có quy mô 20 ha được thực hiện, trong đó dành ra 5 - 6 ha quy hoạch tập trung các kho đông lạnh, cơ sở sản xuất, chế biến, bến cá, chắc chắn an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được đảm bảo tốt hơn. Còn tại làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn, xã Diễn Ngọc (Diễn Châu) những ngày này đã thấy người về mua tấp nập. Sản phẩm nước mắm Vạn Phần của Diễn Ngọc đã từ lâu nổi tiếng khắp cả nước. 80.000 đồng/lít nước mắm cốt, giá đến những ngày giáp Tết có thể lên cao hơn. Nhiều hộ dân ở Diễn Ngọc làm chượp rồi bán lại cho Công ty cổ phần Thủy sản Diễn Châu “kéo” lấy nước mắm. Với sự tham gia của người dân và doanh nghiệp đã đảm bảo cho nước mắm có chất lượng đảm bảo cả về dinh dưỡng lẫn an toàn thực phẩm. Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc cho biết: Để giữ thương hiệu sản phẩm, xã đã chỉ đạo người dân sản xuất nước mắm coi trọng vấn đề vệ sinh  thực phẩm, những chượp nước mắm hỏng thì không được đưa ra thị trường. Xã cũng đã đầu tư hệ thống thoát nước, xử lý nước thải để đảm bảo vệ sinh môi trường chung của làng nghề… 
Như vậy, nhìn chung các làng nghề đã có sự chú trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm; tuy nhiên, theo bác sỹ Đào Trọng Dũng, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An chia sẻ: Một số làng nghề chế biến thực phẩm, nhất là làng nghề bún, bánh nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao… Được biết, 26/29 làng nghề hiện có quy mô sản xuất nhỏ, hộ gia đình không đảm bảo điều kiện lao động; nơi sản xuất vừa là nơi ở, nơi phơi sấy tập kết nguyên liệu thường tận dụng mặt bằng bằng công cộng như đường đi, cánh đồng ven chợ. Các làng nghề chế biến thực phẩm có từ lâu đời, sản xuất công nghệ thủ công, chỉ có một số ít gia đình đầu tư máy móc, thiết bị hỗ trợ sản xuất. Các lao động ở những làng nghề hầu hết không sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động, thiếu hiểu biết về pháp luật và ý thức bảo vệ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo số liệu quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An thì năm 2013, qua phân tích mẫu nước thải cho thấy 29/29 làng nghề có dấu hiệu ô nhiễm với chỉ tiêu phân tích vượt ngưỡng cho phép từ 1,1 đến 7,6 lần, nước thải có hàm lượng hữu cơ cao và có dấu hiệu nhiễm khuẩn; 9/10 làng nghề chế biển hải sản chưa có hệ thống nước thải tập trung.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi trên địa bàn tỉnh Nghệ, UBND tỉnh đã có Quyết định 149, ngày 14/01/2015 thành lập đoàn thanh tra liên ngành và Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm  cũng đã có kế hoạch triển khai thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015. Đoàn Thanh tra liên ngành đã họp và thực hiện thanh, kiểm tra từ ngày 10/1 đến ngày 10/3 đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đoàn tập trung vào các cơ sở sản xuất có tính chi phối cao. Cùng với kiểm tra ngăn chặn vi phạm, đoàn cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức cho các cơ sở… Sau đợt thanh, kiểm tra này, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đề xuất với UBND tỉnh thành lập đoàn thanh, kiểm tra liên ngành đối với các làng nghề.
Thiết nghĩ, để các sản phẩm của làng nghề chế biến thực phẩm trong tỉnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, thì chính những người sản xuất cũng cần đề cao lương tâm, đạo đức làm nghề của mình. Còn người tiêu dùng hãy luôn tỉnh táo, sáng suốt trong việc lựa chọn những sản phẩm an toàn, có thể sử dụng “quyền lực mềm” để từ chối sản phẩm hoặc có động thái tiêu dùng tích cực nhằm khuyến khích làng nghề phát triển hơn.
Thanh Sơn

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi.