Chưa có "tội danh tra tấn", VN tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Hình sự

Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định tội danh riêng về tra tấn nhưng trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có các quy định liên quan đến hành vi tra tấn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Sáng 23/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trình bày tờ trình về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Tờ trình khẳng định “việc phê chuẩn Công ước Quyền của người khuyết tật sẽ là một cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển vì lợi ích dành cho người khuyết tật”. Đây cũng là một trong những căn cứ pháp lý để Việt Nam khẳng định quan điểm của mình đối với thế giới trong lĩnh vực người khuyết tật nói riêng và nhân quyền nói chung, có ý nghĩa quan trọng khi Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016.
Để thực thi Công ước, đại diện Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền kiến nghị nghiên cứu có chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người khuyết tật nặng trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, mở rộng việc miễn trừ lệ phí đăng ký khai sinh cho trẻ em khuyết tật để cải thiện tình hình đăng ký khai sinh cho trẻ em khuyết tật, nghiên cứu quy định về việc tuyển dụng người khuyết tật vào khu vực công và bảo đảm có sự điều chỉnh hợp lý tại nơi làm việc để tạo điều kiện cho người khuyết tật.
Báo cáo thẩm tra khẳng định việc phê chuẩn Công ước là cơ sở pháp lý quan trọng không những đối với công tác bảo vệ và thực thi quyền con người tại Việt Nam mà còn góp phần hiệu quả vào công tác đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam.
Với việc trở thành thành viên đầy đủ của Công ước chống tra tấn, Việt Nam có thêm điều kiện tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, tạo cơ sở cho việc tăng cường đối thoại về nhân quyền với các nước, các tổ chức quốc tế và tham gia hiệu quả hơn vào các thiết chế bảo vệ nhân quyền của Liên hợp quốc. Đồng thời, việc phê chuẩn Công ước chống tra tấn càng có ý nghĩa khi Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016, thể hiện quyết tâm và cam kết của Việt Nam trong việc ghi nhận và đảm bảo thực thi các quy định và chuẩn mực của Liên hợp quốc về nhân quyền.
Công ước có một số nội dung chưa được quy định trong văn bản pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Cụ thể, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về tội danh tra tấn như tại Điều 1 Công ước; chưa có quy định về từ chối dẫn độ đối với người có nguy cơ bị tra tấn, chưa quy định cụ thể việc bồi thường tổn thất cho nạn nhân bị tra tấn... Các nội dung này đã được Chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi).
Về tội danh tra tấn theo quy định tại Điều 1 Công ước: Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định tội danh riêng về tra tấn nhưng trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có các quy định liên quan đến hành vi tra tấn cả về thể chất và tinh thần tại nhiều điều khoản như quy định về tội bức cung; tội dùng nhục hình; tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, tội hành hạ người khác; tội làm nhục người khác; tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên; tội làm nhục, hành hung đồng đội; tội ngược đãi tù binh, hàng binh...
Khái niệm “tra tấn” theo quy định của Công ước là cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở cho việc xác định tội danh tra tấn phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Do vậy, với việc gia nhập Công ước chống tra tấn, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện quy định về các tội danh liên quan đến tra tấn trong Bộ luật Hình sự phù hợp với định nghĩa "tra tấn" quy định tại Công ước và các quy định trong tố tụng hình sự về bồi thường những tổn thất về tinh thần của nạn nhân bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người.
Ủy ban thẩm tra cho đây là việc làm cần thiết, phù hợp với chính sách nhân đạo cũng như chủ trương hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quyền con người của nước ta hiện nay.
Theo Infonet

tin mới

Bắt đối tượng mang 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

Bắt đối tượng mang 2.000 viên ma túy đi tiêu thụ

(Baonghean.vn) - Vừa bước xuống xe khách, chưa kịp tẩu tán 2.000 viên ma túy tổng hợp, Lô Thị Vân trú tại xã Giang Sơn (Đô Lương) đã bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Nghệ An), Công an huyện Quỳ Hợp đồng chủ trì, phối hợp với Công an huyện Đô Lương bắt giữ.

Có cầu mới vượt sông Hiếu, hơn 3 nghìn người dân Quỳ Châu thoát nỗi lo bị chia cắt cục bộ mùa mưa lũ

Có cầu mới vượt sông Hiếu, hơn 3 nghìn người dân Quỳ Châu thoát nỗi lo bị chia cắt cục bộ mùa mưa lũ

(Baonghean.vn) - Liên tục vài năm gần đây, xã Châu Thắng (Quỳ Châu) luôn chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, khi nước sông Hiếu dâng cao còn bị chia cắt cục bộ, công tác cứu hộ, cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn. Cây cầu mới vừa được xây dựng hoàn thành đã giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Chấn chỉnh công tác quản lý thuế, không bỏ sót đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Chấn chỉnh công tác quản lý thuế, không bỏ sót đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

(Baonghean.vn) - Cục Thuế tỉnh vừa có văn bản đôn đốc các phòng, Chi cục Thuế trực thuộc rà soát, báo cáo, quản lý thuế đối với các trường hợp sử dụng đất chưa có quyết định, hợp đồng thuê đất. Đây là vấn đề Báo Nghệ An đã phản ánh tại bài viết “Nghịch lý phía sau các cụm công nghiệp ở Quỳ Hợp”.