Chương trình hạt nhân 'ngốn' của Triều Tiên bao nhiêu tiền?

Khi quyết định theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, Triều Tiên đã chấp nhận đầu tư khoản chi phí khổng lồ vào một chương trình mà đổi lại họ phải chịu cấm vận gắt gao và tiêu tốn nhiều nguồn lực quý giá.

Chắc chắn, các chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã ngốn của nước này rất nhiều tiền. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn quyết tiến gần hơn đến một kho vũ khí giúp họ có thể tấn công các mục tiêu bên ngoài.

Triều Tiên, hạt nhân Triều Tiên, vũ khí Triều Tiên, tình hình Triều Tiên, Kim Jong Un
Ảnh: AP

Phí tổn phát triển hạt nhân

Thực tế, người ngoài rất khó biết được số liệu cụ thể về chi phí phát triển vũ khí của Triều Tiên. Theo hãng tin AP, Hàn Quốc ước tính phí tổn chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng vào khoảng 1-3 tỷ USD, với con số cao hơn nhiều nếu tính kết hợp cả phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Trong khi đó, một tàu ngầm tấn công lớp Virginia chạy bằng năng lượng hạt nhân tiêu tốn của Hải quân Mỹ 2,5 tỷ USD. Hàng không mẫu hạm mới nhất của Mỹ là USS Gerald Ford ghi giá 8 tỷ USD, chưa tính các chi phí phát triển.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ước tính, chi phí cho 35 tên lửa đạn đạo đầu tiên mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cho bắn thử từ khi ông lên nắm quyền vào cuối năm 2011 đến tháng 7 năm ngoái là 97 triệu USD. Bộ này định giá mỗi tên lửa Scud vào khoảng 1-2 triệu USD; mỗi tên lửa Musudan là 3-6 triệu USD; và mỗi tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm là 5-10 triệu USD.

Cho đến tháng 7 năm ngoái, chính quyền ông Kim Jong Un đã phóng 16 tên lửa Scud, 6 tên lửa Rodon, 6 tên lửa Musudan và 3 tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM). Thêm vào vụ phóng ICBM ngày 4/7, từ đầu năm đến nay, Triều Tiên thực hiện 11 vụ thử, phóng tổng cộng 17 tên lửa.

Tổng chi tiêu quốc phòng của Triều Tiên được tin là vào khoảng 10 tỷ USD mỗi năm.

Triều Tiên lấy tiền từ đâu?

Đây luôn là chủ đề tranh cãi nóng bỏng. Nhưng 2 tỷ USD thu được từ các mặt hàng xuất khẩu năm 2015 không đủ chi trả. Triều Tiên được tin là phải dựa vào nguồn ngoại tệ của hàng chục nghìn lao động ở nước ngoài gửi về và vào xuất khẩu các vũ khí...

Tỷ lệ chi tiêu quân sự/GDP của Triều Tiên cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nhưng về tổng ngân sách quân sự thì ít hơn nhiều so với các láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc, và cực nhỏ nếu so với Mỹ.

Theo Vietnamnet

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.