Chuyến bay định mệnh của hai phi công trên chiếc Su-22 rơi ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cả Trung tá Khuất Mạnh Trí và Thượng tá Phạm Giang Nam đều là những phi công dày dặn kinh nghiệm với giờ bay tích lũy trên 1.000 giờ.

Sáng 27/7, lực lượng chức năng vẫn phong tỏa hiện trường, tổ chức thu gom những mảnh vỡ, điều tra vụ máy bay quân sự rơi ở làng Dừa (xã Nghĩa Yên, Nghĩa Đàn). Các con đường dẫn lên ngọn đồi, nơi chiếc máy bay gặp nạn được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hiện trường vụ máy bay rơi. Ảnh:Tiến Hùng
Hiện trường vụ máy bay rơi, hơn 5 tiếng sau vụ việc, khói vẫn bốc lên nghi ngút. Ảnh:Tiến Hùng

Trong khi đó, thi thể hai phi công đã được đưa về Nhà tang lễ của Bệnh viện Quân y 4 (TP Vinh, Nghệ An), để chuẩn bị tổ chức lễ truy điệu. Một nguồn tin cho hay, hộp đen của chiếc máy bay quân sự cũng đã được lực lượng chức năng tìm thấy ở gần hiện trường.

Theo Bộ Quốc phòng, lúc 11h16 ngày 26/7, máy bay Su-22, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân), thực hiện bay huấn luyện. Tuy nhiên, đến 11h35 thì bị mất liên lạc. Chiếc máy bay sau đó được xác định rơi xuống khu vực làng Dừa (xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An).

An ninh được siết chặt, lực lượng chức năng đứng chốt cách hiện trường hơn 500 mét để ngăn cản người dân hiếu kỳ. Ảnh: Tiến Hùng
An ninh được siết chặt, lực lượng chức năng đứng chốt cách hiện trường hơn 500 mét để ngăn cản người dân hiếu kỳ. Ảnh: Tiến Hùng

Lúc này, trên chiếc Su-22 có 2 phi công gồm Trung tá Khuất Mạnh Trí (40 tuổi, phường Lê Lợi, Sơn Tây, Hà Nội), và Thượng tá Phạm Giang Nam (46 tuổi, quê Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình). Trung tá Khuất Mạnh Trí là Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, còn Thượng tá Nam là Chủ nhiệm an toàn bay Trung đoàn 921.

Cả 2 phi công này đều là những người dày dặn kinh nghiệm trong những chuyến bay huấn luyện. Trung tá Trí có giờ bay tích lũy là hơn 1.130 giờ, còn giờ bay tích lũy của Thượng tá Nam là 1.178 giờ. Cả hai cũng đã bay qua các loại máy bay như L-39. MiG-21Bis, Su-22M...

Đoạn đường vào hiện trường. Ảnh: Tiến Hùng
Đoạn đường vào hiện trường. Ảnh: Tiến Hùng

Sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ, các đơn vị Quân đội và các địa phương trên địa bàn Quân khu 4, kịp thời khắc phục hậu quả, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; cùng với cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương làm tốt công tác chính sách, chủ động thăm hỏi, động viên gia đình hai đồng chí phi công.

Là một trong những nhân chứng đầu tiên có mặt ở hiện trường sau tai nạn, ông Hoàng Công Quế (46 tuổi), vẫn chưa hết bàng hoàng. Ông Quế kể, lúc đó ông đang ăn cơm cùng gia đình thì nghe tiếng nổ lớn. Ít giây sau, ông nhìn thấy khói bốc lên nghi ngút ở ngọn đồi gần ngôi làng. “Vì ở đây vẫn thường có máy bay bay qua nên tôi lập tức đoán có máy bay bị rơi. Tôi điện cho công an xã trình báo rồi cùng với một số người dân lên hiện trường”, ông Quế nói.

Dù trên máy bay văng ra hiện trường. Ảnh: CTV
Dù trên máy bay văng ra tại hiện trường. Ảnh: CTV

Hiện trường nơi chiếc may bay rơi xuống cách làng Dừa gần 2 km, đường đất lầy lội. Khoảng nửa tiếng sau, ông Quế và một vài hàng xóm là những người đầu tiên có mặt ở đây. “Lúc đó lửa vẫn còn cháy rất lớn, khói bốc cao hàng chục mét. Trong khi đó, mảnh vỡ máy bay văng tung tóe”, nhân chứng này nhớ lại.

Một vạt đồi rộng hàng chục mét vuông bị chiếc máy bay cày nát, đá bị sạt lở nằm lăn lóc, nhiều cây cối gãy đổ…. “Cả hai phi công đã hy sinh trước đó, thi thể biến dạng”, bà Hoàng Thị Oanh (54 tuổi), kể. Bà Oanh nói rằng, lúc nghe tiếng nổ, bầu trời đang có mây mù mịt, chỉ khoảng 15 phút sau thì nổi giông lớn khiến đường sá lên khu vực hiện trường càng khó khăn.

Đất đá bị cày xới sau vụ tai nạn. Ảnh: CTV
Đất đá bị cày xới sau vụ tai nạn. Ảnh: CTV

Nhiều người dân sau đó đã cùng với lực lượng chức năng thu gom các mảnh vỡ máy bay, phát cây, khơi thông đường giao thông để xe làm nhiệm vụ tiếp cận dễ dàng. Lực lượng chức năng hơn 200 người gồm quân đội, công an, dân quân tự vệ… ngay sau đó có mặt tại hiện trường.

An ninh vào khu vực ngọn đồi được siết chặt. Trong khi đó, hàng nghìn người dân địa phương hiếu kỳ kéo nhau đến xem vụ việc. Lực lượng cảnh sát giao thông buộc phải phong tỏa từ đoạn đường cách hiện trường khoảng 4 km để điều tiết giao thông….

tin mới

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.