Chuyện gì xảy ra trong Nhà Trắng Mỹ?

Việc cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn từ chức sau khi thừa nhận đã nói dối Phó Tổng thống Mike Pence về nội dung trò chuyện của ông với đại sứ Nga tại Mỹ là một vấn đề an ninh quốc gia nghiêm trọng.

 » Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Chuyện gì xảy ra trong Nhà Trắng Mỹ?
Ông Michael Flynn (trái) và chiến lược gia trưởng Steve Bannon bước xuống từ chuyên cơ Air Force One khi đến Florida ngày 12-2 cu2g tổng thống Donal Trump - Ảnh: Reuters

Nghiêm trọng không chỉ đối với cá nhân ông Flynn hay những nhân vật nào khác nữa liên quan đến “nội dung” đó, mà là đối với chính an ninh quốc gia Mỹ.

Một sự cố liên lạc - trao đổi và che giấu như thế nếu xảy ra tại bất cứ nước nào cũng bị xem là một vụ gián điệp và bị trừng trị.

Thường thì những gián điệp cùng lắm chỉ ở hàng trung cấp, ít khi ở cấp cao, song lần này nghi vấn lại liên quan đến chức vụ cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Điều không tài nào hình dung ấy trớ trêu thay đã xảy ra với cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn của đương kim Tổng thống Donald Trump.

Trong trường hợp ông Flynn, tới giờ phút này qua tin tức báo chí, cấp trên trực tiếp mà ông này phải báo cáo và đã báo cáo láo là Phó tổng thống Mike Pence và ông Pence đã bày tỏ sự không hài lòng. Thế nhưng còn một cấp trên trực tiếp của cố vấn Flynn nữa là ông Trump.

Liệu ông Flynn chỉ báo cáo và báo cáo láo với Phó tổng thống Pence? Liệu ông Flynn cũng có báo cáo với cả Tổng thống Trump?

Nếu có, ông Flynn đã báo cáo láo hay thật với ông Trump, báo cáo bao nhiêu lần, mỗi lần báo cáo ra sao, thật ở chỗ nào, láo ở chỗ nào?...

Có thể liên tưởng vụ việc này với trường hợp cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger liên lạc với Bắc Kinh năm 1971.

Việc ông Kissinger liên lạc với phía Bắc Kinh qua trung gian Pakistan là tự ý, hay đã qua bàn bạc với tổng thống Nixon và được cho phép?

Thời sự những năm 1971-1972 cho thấy ông Kissinger hành động theo lệnh của tổng thống Nixon, chứ không phải do ông Kissinger tự ý...

Vài câu hỏi đơn sơ trên cũng đủ cho thấy quy mô của vấn đề Michael Flynn không chỉ là một vụ đấu đá trong Nhà Trắng.

Cố vấn an ninh Flynn chỉ chủ tọa Hội đồng an ninh quốc gia có 23 ngày, song ông cũng đã kịp thực hiện một cải tổ tối quan trọng trong cơ quan đầu não này: lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan đảm đương an ninh chiến lược và quốc phòng này, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ và giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) không còn được tham dự các cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia!

Quân lực Mỹ có thể “đánh đấm” gì nữa khi mà hai nhân vật chủ chốt trên bị cấm cửa phòng Tình hình?

Ai sẽ lượng giá tình hình cùng với cố vấn an ninh Flynn, hay cố vấn Flynn (và những người cùng hội cùng thuyền) chính là tiếng nói duy nhất? Bị chỉ trích quá, ông Trump sau đó bổ sung “sẽ cho triệu tập hai ông này khi liên quan”!

Đến đây, vấn đề đặt ra là cố vấn Flynn “một mình một chợ” như thế có ổn hay không? Và tất nhiên, vì an ninh quốc gia, phải giải quyết vụ ông cố vấn an ninh quốc gia thôi!

Theo Tuổi trẻ

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.