Chuyên gia Mỹ: Cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Putin không cẩn thận chỉ là 'chụp ảnh hư ảo'

Phú Bình (Theo Xinhua)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Giới chuyên gia Mỹ hầu như không kỳ vọng kết quả cụ thể gì từ cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, trong bối cảnh các tranh chấp đang xảy ra phá hoại sâu sắc các quan hệ.
Giới chuyên gia Mỹ không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp sắp tới giữa Trump và Putin. Ảnh: CNN
Giới chuyên gia Mỹ không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp sắp tới giữa Trump và Putin. Ảnh: CNN

Theo Stephen Sestanovich - thành viên cấp cao tại nhóm chuyên gia cố vấn Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ nhận định, tại các cuộc đàm phán theo kế hoạch diễn ra ngày 16/7 tại thủ đô Helsinki của Phần Lan, các vấn đề then chốt có khả năng giữ “vị trí nổi bật” bao gồm can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016, kiểm soát chạy đua vũ trang, Ukraine và Syria.

2 bên đến nay đã đạt rất ít tiến triển trong việc tiến tới bất kỳ thỏa thuận nào về các chủ đề trên, Sestanovich - chuyên gia nghiên cứu Nga và Á-Âu lưu ý.

Vụ việc cáo buộc can thiệp các cuộc bầu cử là “một vấn đề Trump sẽ buộc phải đưa ra, đặt trong bối cảnh cảm xúc của dân chúng tại Mỹ”, Dmitri Trenin - Giám đốc nhóm chuyên gia tư vấn tập trung vào chính sách đối ngoại Trung tâm Carnegie Moskva phát biểu.

Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội 12 sỹ quan quân đội Nga hôm 13/7, cáo buộc họ tấn công các cuộc bầu cử tại Mỹ hồi năm 2016, châm ngòi thêm bầu không khí đối đầu về vấn đề này. Bộ Ngoại giao Nga sau đó đã bác bỏ các cáo buộc, gọi đó là một động thái nhằm hủy hoại nỗ lực sửa chữa các quan hệ của ông Trump.

“Thỏa thuận thực sự là không thể và chứa đựng rủi ro chính trị với Trump”, Sestanovich lưu ý, nói thêm rằng 2 phía có thể chỉ “tìm kiếm lập trường mới”.

Kiểm soát vũ trang được xem là “một chiến thắng dễ dàng” tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới, bởi cả Trump lẫn Putin đều nhận thấy rằng chạy đua vũ trang giữa Washington và Moskva đòi hỏi sự chú ý của họ.

Các chuyên gia xem việc mở rộng Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (START mới) là một bước đi tương đối dễ dàng.

START mới có hiệu lực từ tháng 2/2011 và dự kiến hết hạn vào năm 2021. Theo các điều khoản của hiệp ước, cả Washington và Moskva buộc phải cắt giảm hơn nữa các vũ khí tấn công chiến lược. Mỹ khẳng định đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình, nhưng Nga nói họ không thể xác nhận điều này.

Trenin đề xuất, Putin và Trump nên nhất trí khởi động các cuộc tham vấn có chiều sâu để giải quyết vấn đề trên.

Trong khi đó Aaron David Miller và Richard Sokolsky - các chuyên gia quan hệ quốc tế của Mỹ trong bài bình luận viết rằng, việc ổn định Syria có thể là một vấn đề mà 2 phía có khả năng đi đến thống nhất.

Như trao đổi với phóng viên hôm 13/7 trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Theresa May trong chuyến công du tới Anh, Trump không kỳ vọng nhiều từ các cuộc đàm phán sắp tới. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cho biết, “mọi người có thể đạt được điều gì đó rất đặc biệt”.

Trump xem cuộc gặp với Putin là “một cơ hội khác để chứng tỏ rằng ông có thể ứng phó với những nhân vật ngoại quốc khó làm quen tốt hơn nhiều so với Barack Obama”, Trenin nhận xét.

Cũng theo chuyên gia này, trái ngọt nhất của thượng đỉnh Helsinki có thể là chuyện xảy ra kế sau đó. “Nếu các tổng thống nhất trí tổ chức các hội nghị thượng đỉnh chính thức tại thủ đô của mình vào lần tới, điều này sẽ khiến 2 bộ máy chuyển động”, Trenin nói.

Tuy nhiên, Sestanovich lại bình luận, nếu không có tiến triển cụ thể trong bất kỳ vấn đề nào trong số này, hội nghị thượng đỉnh tới có thể chỉ là một “buổi chụp ảnh hư ảo” mà thôi.

Kịch bản nào cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga?

Kịch bản nào cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga?

(Baonghean.vn) - Cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra tại Helsinki (Phần Lan). Dù thế giới mong chờ một thỏa thuận thực chất tạo tiền đề và định hình cho mọi vấn đề toàn cầu, chấm dứt những căng thẳng leo thang, triển vọng về bất cứ kịch bản nào như vậy hiện vẫn còn rất mơ hồ.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.