Chuyên gia nghi ngờ về khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên của Mỹ

Hãng tin CNN ngày 10/8 cho biết Mỹ dường như đang "cân nhắc nghiêm túc" về việc bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Triều Tiên nhắm vào những vùng biển xung quanh đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ trên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng công nghệ đánh chặn tên lửa của Mỹ vẫn chưa thể đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ này.

(Nguồn: news.sky.com)
(Nguồn: news.sky.com)

Ông Adam Mount, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ (CAP), cho rằng quân đội Mỹ có thể sử dụng Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) hoặc những tàu khu trục lớp Aegis để đánh chặn bất kỳ vật thể nào của Triều Tiên. Trong đó, THAAD là một trong những vũ khí chính của Mỹ trong việc chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa.

Ông Mount nhận định: "Nếu họ (Mỹ) tin vào những gì họ hiểu biết rằng chúng (các tên lửa) không thể tấn công lãnh thổ Mỹ, thì có thể họ sẽ để chúng rơi xuống biển, nhưng tôi nghĩ họ cũng sẽ xem xét một cách rất nghiêm túc về việc bắn hạ chúng." 

Ông Mount giải thích nếu những tên lửa này rơi xuống trong phạm vi bán kính 40km quanh đảo Guam như là một mối đe dọa, thì theo luật pháp Mỹ, nó sẽ rơi trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Mỹ mặc dù đây không phải là vùng lãnh hải của nước này.

Ngoài ra, ông Mount cho rằng những mối đe dọa của Bình Nhưỡng về việc phóng nhiều tên lửa vào Guam có thể là một hành động có tính toán nhằm chứng minh những tuyên bố của Washington về khả năng phòng thủ tên lửa chỉ là "bịp bợm." Ông Mount nhấn mạnh nếu một trong 4 tên lửa tầm xa chọc thủng thành công hệ thống phòng thủ của Mỹ, đó sẽ là thắng lợi to lớn đối với Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, ông Bruce Bennett, nhà phân tích cấp cao tại Rand Corporation - một viện nghiên cứu chính sách toàn cầu phi lợi nhuận của Mỹ, nhận định rằng cuối cùng quyết định của Tổng thống Donald Trump sẽ là có thử nghiệm các hệ thống phòng thủ của Mỹ hay không. Ông Bennett nói: "Đây là một hệ thống thử nghiệm, tức là chúng ta có thể đánh trúng hoặc đánh trượt mục tiêu, chúng ta không biết chắc chắn."

Ông Bennett nhấn mạnh một nỗ lực bắn hạ tên lửa chính xác là điều nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un muốn thấy, vì việc bắn trượt một vật thể được phóng tới sẽ khiến quân đội Mỹ lúng túng.

Theo ông Bennett, Guam được trang bị hệ thống THAAD, vốn có thể chặn đứng bất kỳ tên lửa nào được phóng từ Bình Nhưỡng tới hòn đảo này. Tuy nhiên, ông Bennett lưu ý rằng tầm bắn tối đa của THAAD chỉ là 200km. Trong khi đó, các tàu khu trục lớp Aegis của Mỹ được trang bị tên lửa đạn đạo có thể đánh chặn một tên lửa với một phạm vi rộng hơn.

Trước đó, Triều Tiên đã cảnh báo Mỹ rằng Bình Nhưỡng đang xem xét "phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12" vào giữa tháng 8 tới đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ trên Thái Bình Dương.

Theo VNN

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.