Chuyên gia quân sự Mỹ: Xung đột Ukraine gợi nhớ Chiến tranh Triều Tiên
(Baonghean.vn) - Theo nhà phân tích quân sự Mỹ James Holmes, sự bế tắc ở Ukraine ngày càng gợi nhớ đến kết quả của Chiến tranh Triều Tiên. Điều này có nghĩa là đã đến lúc Ukraine và phương Tây phải đối mặt với thực tế khó chịu là Kiev sẽ không thể tiếp cận được biên giới năm 1991 nữa.
Theo RT, trong một bài phân tích trên trang 19FortyFive, chuyên gia quân sự Mỹ James Holmes nhận định, cuộc chiến ở Ukraine cuối cùng đã đi vào bế tắc. Trong khi Nga "không bao giờ" có thể đạt được các mục tiêu tối đa của mình - cụ thể là xóa bỏ chế độ Kiev, thì cuộc phản công của Ukraine cuối cùng cũng thất bại.
Theo chuyên gia Holmes, quân đội Ukraine đạt được kết quả quá khiêm tốn, so với nhiệm vụ mà giới lãnh đạo chính trị đặt ra - tiếp cận tình trạng biên giới được phân định vào năm 1991.
"Kiev đã không đạt được mọi thứ họ muốn về mặt chính trị, và không thể làm được điều đó” - chuyên gia Mỹ cho hay.
Cũng chính vì vậy, theo Holmes, cả hai bên xung đột đều rơi vào trạng thái “lơ lửng”, khó có thể đạt bước tiến lớn, trong khi đó “sự thiếu quyết đoán được duy trì".
Cả Moskva và Kiev đều không thể tập trung lực lượng để áp đặt các điều kiện của mình. Do đó, bất kỳ bên nào cũng khó tạo ra bước đột phá.
Theo chuyên gia, điều này hoàn toàn lặp lại mô hình mà giới lãnh đạo đã mô tả và được chứng minh trong Chiến tranh Triều Tiên - nơi các bên cùng rơi vào bế tắc vì một số lý do khách quan. Kết quả là không bên nào có thể hoàn thành mục tiêu tối đa. Và cuối cùng hai bên phải giải quyết xung đột thông qua đàm phán.
Theo Holmes, điều này có nghĩa là Ukraine và các nhà viện trợ phương Tây sẽ phải đối mặt với “thực tế khó khăn”. Và họ cần phải suy nghĩ xem có thể làm gì khác để thoát khỏi tình trạng tồi tệ hiện tại./.
Truyền thông phương Tây nêu tên 'vũ khí' duy nhất có thể cứu Ukraine
23/11/2023 06:47