Chuyện ở bản '3 không' vùng biên Nghệ An

(Baonghean) - Bà con người Mông ở bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền (Tương Dương) thường tự hào vì bản mình cư trú hàng chục năm qua luôn trong tình trạng “3 không”: Không có người nghiện ma túy, không có người vi phạm pháp luật, không có người thụ án tù.

Kỳ tích giữa đại ngàn

Về Lưu Thông, điều trước tiên chúng tôi cảm nhận được là nhịp sống yên bình của bản làng và sự thân thiện, gần gũi của bà con người Mông nơi đây. Những mái nhà gỗ thấp thoáng giữa vườn cây, trên các tuyến đường con trẻ nô đùa và cười vang khắp bản...

Ảnh: Công Kiên

 Nhịp sống bình yên ở bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền (Tương Dương). Ảnh: Công Kiên

Ông Vang Kiên Cường - Chủ tịch UBND xã Lưu Kiền cho biết: “Không chỉ cần cù, chăm chỉ trong làm ăn, sản xuất, bản Lưu Thông còn được biết đến là một điển hình về giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Từ nhiều năm nay, bản thuộc diện “3 không”, bao gồm: Không có người nghiện ma túy, không có người vi phạm pháp luật và không có người thụ án tù”.

Theo Trưởng bản Vừ Giống Nênh, hiện tại bản Lưu Thông có 58 hộ (277 khẩu), trong đó chỉ còn 8 hộ nghèo, có nhiều hộ khá. Nguồn thu nhập chính của bà con người Mông ở đây phần lớn là từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, ao cá và một ít nương rẫy luân canh trồng lúa, bí xanh, khoai sọ.

Nhờ cần cù, chăm chỉ nên người dân Lưu Thông có cuộc sống khá ổn định. Ảnh: Công Kiên
Nhờ cần cù, chăm chỉ nên người dân bản Lưu Thông có cuộc sống khá ổn định. Ảnh: Công Kiên

Nhờ cần cù, chăm chỉ nên người dân Lưu Thông có cuộc sống khá ổn định, đời sống vật chất và tinh thần phát triển hài hòa, an ninh trật tự luôn được giữ vững. Thành lập đã hơn 30 năm nhưng chưa có bất cứ một ai vi phạm pháp luật và bị xử phạt, người mang án tù càng không.

Đây thực sự là một kỳ tích, là điểm sáng giữa đại ngàn miền Tây, bởi trên địa bàn xã Lưu Kiền tình hình an ninh trật tự vẫn còn phức tạp, nhiều loại tội phạm đang hoạt động. Đặc biệt, các bản còn lại vẫn còn xảy ra tình trạng mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy. Chưa kể việc tiếp giáp với địa bàn các xã Chiêu Lưu, Nậm Càn, Na Ngoi và Tây Sơn của huyện Kỳ Sơn cũng là một thách thức không nhỏ trong công tác giữ gìn an ninh trật tự.

Ảnh: Công Kiên
Già làng Vừ Tồng Mà (ngoài cùng, bên trái) kể về quá trình phát triển bản Lưu Thông. Ảnh: Công Kiên

Nhưng người dân bản Lưu Thông hàng chục năm nay vẫn giữ được địa bàn “sạch”, gần như không có các loại tội phạm. Hỏi nguyên do, Bí thư Chi bộ Thò Bá Chò và Trưởng bản Vừ Giống Nênh đồng thanh trả lời: “Cái này chỉ có già làng Vừ Tồng Mà biết rõ nhất! Vì già chính là người lập nên bản Lưu Thông hiện nay”.

“Năm 1989, đang làm Xã đội trưởng xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn, tôi nhận thấy nơi đó đồi núi dốc, bản làng đông đúc nên khó làm ăn. Tôi liền cất công cả tuần men theo triền núi, xuôi hướng khe Kiền và đến được vùng đất này. Ngày đó, vùng này chưa có bản làng, cũng chưa có ai phát rẫy nên tôi viết đơn xin chuyển về đây. Cùng theo về có mấy gia đình là anh em họ Vừ, ban đầu dựng nhà trên đỉnh núi xa tít sau bản, vài năm sau quyết định hạ sơn xuống thung lũng này...”.

Già làng Vừ Tồng Mà

Theo đó, ban đầu chỉ 7 hộ gia đình, về sau có thêm nhiều hộ ở Tây Sơn xuống gia nhập và một số hộ ở Na Ngoi, Nậm Càn di cư đến nên bản ngày một đông đúc hơn.

Bản hương ước truyền miệng

Được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng bản, Vừ Tồng Mà đã soạn thảo rồi phổ biến một loạt quy định với các điều khoản như một bản hương ước. Trong đó, tập trung vào các nội dung: Chăm chỉ làm nương rẫy và chăn nuôi; cho con trẻ đến trường; không trồng cây thuốc phiện; không tàn phá rừng; không trộm cắp tài sản; không di cư tự do; không vi phạm pháp luật...

Già làng Vừ Tồng Mà. Ảnh: Công Kiên
Già làng Vừ Tồng Mà. Ảnh: Công Kiên

Những quy định này được phổ biến trong các cuộc họp và được toàn bộ dân bản đồng tình ủng hộ. Từ bấy đến nay đã ngót 30 năm, những quy định ấy chưa một lần được in ra thành văn bản nhưng vẫn được bà con Lưu Thông nhắc nhở nhau thực hiện. Nhờ đó, kinh tế - xã hội luôn ổn định và phát triển, bản làng luôn sống trong cảnh yên bình, vui vẻ.

Ảnh: Công Kiên
Bà con bản Lưu Thông nhắc nhở nhau thực hiện các quy định của bản, nâng cao cảnh giác trong việc phòng ngừa tội phạm. Ảnh: Công Kiên

Các quy định về hành vi, ứng xử của bản Lưu Thông luôn được Vừ Tồng Mà điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế. Điển hình là khoảng năm 2000, khi tình hình buôn bán và sử dụng heroin ở địa bàn huyện Tương Dương diễn ra ngày càng phức tạp, có thêm nhiều điểm nóng, nhiều bản làng bị “cơn lốc trắng” tàn phá, vị “thủ lĩnh” bản Lưu Thông hết sức lo lắng trước nguy cơ tệ nạn ma túy xâm nhập.

Sau mấy đêm thức trắng, Vừ Tồng Mà tổ chức họp dân để trao đổi tình hình, thông qua quy định cấm người dân trong bản mua bán, sử dụng và tàng trữ ma túy, thực hiện phương châm “Bán không mua, cho không lấy”. Nhờ tài phân tích và khả năng thuyết phục của Trưởng bản, một lần nữa người dân Lưu Thông đồng tình, nhất trí cao về việc bổ sung thêm quy định này. Đồng thời, ba dòng họ trong bản gồm Vừ, Xồng và Thò cũng thường xuyên nhắc nhở, giám sát lẫn nhau, cùng chung quyết tâm không để tệ nạn ma túy lọt vào các gia đình.

Ảnh: Công Kiên
Sự cảnh giác cao độ của người dân khiến các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy gần như không có đất để hoạt động ở địa bàn Lưu Thông. Ảnh: Công Kiên

Ý thức cảnh giác của người dân đã tạo nên “lá chắn” vững chắc để ngăn ngừa ma túy xâm nhập bản làng. Thời gian đầu, có những kẻ lạ mặt thoắt ẩn, thoắt hiện nhưng không qua khỏi được con mắt của dân bản, hễ có khách lạ đến nhà lập tức cả bản biết tin. Điều đó khiến các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy gần như không có đất để hoạt động ở địa bàn Lưu Thông.

Ảnh: Google map
Xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An). Ảnh: Google Maps

“Bà con nơi đây gần như chưa bao giờ nhìn thấy chất ma túy chứ chưa nói đến việc buôn bán, sử dụng và tàng trữ. Điều đó chứng tỏ từ nhiều năm nay các loại chất ma túy không đến được nơi đây, cho dù 5 bản trong xã đều có tụ điểm, các xã lân cận cũng có điểm nóng phức tạp” - Trưởng bản Vừ Giống Nênh nói một cách đầy tự hào.

“Bản Lưu Thông vừa được xã và huyện tổ chức ra mắt mô hình “Bản làng không có ma túy”, nhằm nâng cao ý thức tố giác tội phạm cho người dân. Đồng thời, tạo mối liên kết, tập hợp quần chúng tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện vi phạm pháp luật, nhất là tệ nạn ma túy xâm nhập vào cộng đồng”.

Ông Lương Bá Vin - Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Tương Dương.

tin mới

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.