Chuyện ở bản '3 không' vùng biên Nghệ An

(Baonghean) - Bà con người Mông ở bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền (Tương Dương) thường tự hào vì bản mình cư trú hàng chục năm qua luôn trong tình trạng “3 không”: Không có người nghiện ma túy, không có người vi phạm pháp luật, không có người thụ án tù.

Kỳ tích giữa đại ngàn

Về Lưu Thông, điều trước tiên chúng tôi cảm nhận được là nhịp sống yên bình của bản làng và sự thân thiện, gần gũi của bà con người Mông nơi đây. Những mái nhà gỗ thấp thoáng giữa vườn cây, trên các tuyến đường con trẻ nô đùa và cười vang khắp bản...

Ảnh: Công Kiên

 Nhịp sống bình yên ở bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền (Tương Dương). Ảnh: Công Kiên

Ông Vang Kiên Cường - Chủ tịch UBND xã Lưu Kiền cho biết: “Không chỉ cần cù, chăm chỉ trong làm ăn, sản xuất, bản Lưu Thông còn được biết đến là một điển hình về giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Từ nhiều năm nay, bản thuộc diện “3 không”, bao gồm: Không có người nghiện ma túy, không có người vi phạm pháp luật và không có người thụ án tù”.

Theo Trưởng bản Vừ Giống Nênh, hiện tại bản Lưu Thông có 58 hộ (277 khẩu), trong đó chỉ còn 8 hộ nghèo, có nhiều hộ khá. Nguồn thu nhập chính của bà con người Mông ở đây phần lớn là từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, ao cá và một ít nương rẫy luân canh trồng lúa, bí xanh, khoai sọ.

Nhờ cần cù, chăm chỉ nên người dân Lưu Thông có cuộc sống khá ổn định. Ảnh: Công Kiên
Nhờ cần cù, chăm chỉ nên người dân bản Lưu Thông có cuộc sống khá ổn định. Ảnh: Công Kiên

Nhờ cần cù, chăm chỉ nên người dân Lưu Thông có cuộc sống khá ổn định, đời sống vật chất và tinh thần phát triển hài hòa, an ninh trật tự luôn được giữ vững. Thành lập đã hơn 30 năm nhưng chưa có bất cứ một ai vi phạm pháp luật và bị xử phạt, người mang án tù càng không.

Đây thực sự là một kỳ tích, là điểm sáng giữa đại ngàn miền Tây, bởi trên địa bàn xã Lưu Kiền tình hình an ninh trật tự vẫn còn phức tạp, nhiều loại tội phạm đang hoạt động. Đặc biệt, các bản còn lại vẫn còn xảy ra tình trạng mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy. Chưa kể việc tiếp giáp với địa bàn các xã Chiêu Lưu, Nậm Càn, Na Ngoi và Tây Sơn của huyện Kỳ Sơn cũng là một thách thức không nhỏ trong công tác giữ gìn an ninh trật tự.

Ảnh: Công Kiên
Già làng Vừ Tồng Mà (ngoài cùng, bên trái) kể về quá trình phát triển bản Lưu Thông. Ảnh: Công Kiên

Nhưng người dân bản Lưu Thông hàng chục năm nay vẫn giữ được địa bàn “sạch”, gần như không có các loại tội phạm. Hỏi nguyên do, Bí thư Chi bộ Thò Bá Chò và Trưởng bản Vừ Giống Nênh đồng thanh trả lời: “Cái này chỉ có già làng Vừ Tồng Mà biết rõ nhất! Vì già chính là người lập nên bản Lưu Thông hiện nay”.

“Năm 1989, đang làm Xã đội trưởng xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn, tôi nhận thấy nơi đó đồi núi dốc, bản làng đông đúc nên khó làm ăn. Tôi liền cất công cả tuần men theo triền núi, xuôi hướng khe Kiền và đến được vùng đất này. Ngày đó, vùng này chưa có bản làng, cũng chưa có ai phát rẫy nên tôi viết đơn xin chuyển về đây. Cùng theo về có mấy gia đình là anh em họ Vừ, ban đầu dựng nhà trên đỉnh núi xa tít sau bản, vài năm sau quyết định hạ sơn xuống thung lũng này...”.

Già làng Vừ Tồng Mà

Theo đó, ban đầu chỉ 7 hộ gia đình, về sau có thêm nhiều hộ ở Tây Sơn xuống gia nhập và một số hộ ở Na Ngoi, Nậm Càn di cư đến nên bản ngày một đông đúc hơn.

Bản hương ước truyền miệng

Được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng bản, Vừ Tồng Mà đã soạn thảo rồi phổ biến một loạt quy định với các điều khoản như một bản hương ước. Trong đó, tập trung vào các nội dung: Chăm chỉ làm nương rẫy và chăn nuôi; cho con trẻ đến trường; không trồng cây thuốc phiện; không tàn phá rừng; không trộm cắp tài sản; không di cư tự do; không vi phạm pháp luật...

Già làng Vừ Tồng Mà. Ảnh: Công Kiên
Già làng Vừ Tồng Mà. Ảnh: Công Kiên

Những quy định này được phổ biến trong các cuộc họp và được toàn bộ dân bản đồng tình ủng hộ. Từ bấy đến nay đã ngót 30 năm, những quy định ấy chưa một lần được in ra thành văn bản nhưng vẫn được bà con Lưu Thông nhắc nhở nhau thực hiện. Nhờ đó, kinh tế - xã hội luôn ổn định và phát triển, bản làng luôn sống trong cảnh yên bình, vui vẻ.

Ảnh: Công Kiên
Bà con bản Lưu Thông nhắc nhở nhau thực hiện các quy định của bản, nâng cao cảnh giác trong việc phòng ngừa tội phạm. Ảnh: Công Kiên

Các quy định về hành vi, ứng xử của bản Lưu Thông luôn được Vừ Tồng Mà điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế. Điển hình là khoảng năm 2000, khi tình hình buôn bán và sử dụng heroin ở địa bàn huyện Tương Dương diễn ra ngày càng phức tạp, có thêm nhiều điểm nóng, nhiều bản làng bị “cơn lốc trắng” tàn phá, vị “thủ lĩnh” bản Lưu Thông hết sức lo lắng trước nguy cơ tệ nạn ma túy xâm nhập.

Sau mấy đêm thức trắng, Vừ Tồng Mà tổ chức họp dân để trao đổi tình hình, thông qua quy định cấm người dân trong bản mua bán, sử dụng và tàng trữ ma túy, thực hiện phương châm “Bán không mua, cho không lấy”. Nhờ tài phân tích và khả năng thuyết phục của Trưởng bản, một lần nữa người dân Lưu Thông đồng tình, nhất trí cao về việc bổ sung thêm quy định này. Đồng thời, ba dòng họ trong bản gồm Vừ, Xồng và Thò cũng thường xuyên nhắc nhở, giám sát lẫn nhau, cùng chung quyết tâm không để tệ nạn ma túy lọt vào các gia đình.

Ảnh: Công Kiên
Sự cảnh giác cao độ của người dân khiến các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy gần như không có đất để hoạt động ở địa bàn Lưu Thông. Ảnh: Công Kiên

Ý thức cảnh giác của người dân đã tạo nên “lá chắn” vững chắc để ngăn ngừa ma túy xâm nhập bản làng. Thời gian đầu, có những kẻ lạ mặt thoắt ẩn, thoắt hiện nhưng không qua khỏi được con mắt của dân bản, hễ có khách lạ đến nhà lập tức cả bản biết tin. Điều đó khiến các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy gần như không có đất để hoạt động ở địa bàn Lưu Thông.

Ảnh: Google map
Xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An). Ảnh: Google Maps

“Bà con nơi đây gần như chưa bao giờ nhìn thấy chất ma túy chứ chưa nói đến việc buôn bán, sử dụng và tàng trữ. Điều đó chứng tỏ từ nhiều năm nay các loại chất ma túy không đến được nơi đây, cho dù 5 bản trong xã đều có tụ điểm, các xã lân cận cũng có điểm nóng phức tạp” - Trưởng bản Vừ Giống Nênh nói một cách đầy tự hào.

“Bản Lưu Thông vừa được xã và huyện tổ chức ra mắt mô hình “Bản làng không có ma túy”, nhằm nâng cao ý thức tố giác tội phạm cho người dân. Đồng thời, tạo mối liên kết, tập hợp quần chúng tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện vi phạm pháp luật, nhất là tệ nạn ma túy xâm nhập vào cộng đồng”.

Ông Lương Bá Vin - Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Tương Dương.

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.