Chuyện trên hải trình đến với Trường Sa…

Quang An - Tiến Đông

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
(Baonghean.vn) - Con tàu 490 chở đoàn công tác vượt sóng tiến về Trường Sa những ngày cuối năm, trong suốt quá trình lênh đênh trên biển, phóng viên của Báo Nghệ An đã được trải nghiệm, thấu hiểu nhiều câu chuyện thú vị trên hải trình dài…

Mong từng vạch "sóng"

Sau những ngày cách ly để phòng chống dịch Covid-19 tại quân cảng Cam Ranh, ngày 21/12, con tàu 490 bắt đầu khởi hành chở đoàn công tác, phóng viên thăm huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ Quốc. Tàu rời cảng, tâm trạng háo hức, đợi chờ hiện rõ trên gương mặt của từng thành viên. Sau giây phút vẫy tay chào tạm biệt đất liền, ai cũng tranh thủ từng khoảnh khắc để nhìn ngắm biển cả, check - in trên tàu, nhất là những người mới đi biển lần đầu.

Đảo Song Tử Tây nhìn từ xa. Ảnh: Quang An

Đảo Song Tử Tây nhìn từ xa. Ảnh: Quang An

Tàu càng xa bờ, điều dễ dàng nhận ra là các vạch sóng điện thoại càng giảm, từ 5 vạch xuống dần còn 1 - 2 vạch rồi tắt hẳn sau khoảng 2 tiếng đồng hồ tàu di chuyển, cắt đứt liên lạc với đất liền. Với những người thường xuyên phải làm việc, tác nghiệp bằng điện thoại, xem tin tức, lướt các trang mạng xã hội Facebook, Zalo mỗi ngày… thì cảm giác rời xa công nghệ thật xa lạ.

Suốt những ngày lênh đênh trên biển, không một vạch sóng, nhiều người muốn gọi điện thoại về cho gia đình, bạn bè, kể về lần đầu lên tàu, đi biển hay hỏi han tình hình ở quê nhà đều không được. Vừa say sóng biển, vừa mất sóng điện thoại, hầu hết các thành viên của đoàn công tác đều chưa từng trải nghiệm cảm giác này trước đây.

Mỗi khi có sóng, các thành viên đoàn công tác đều tranh thủ gọi điện về cho gia đình. Ảnh: Tiến Đông

Mỗi khi có sóng, các thành viên đoàn công tác đều tranh thủ gọi điện về cho gia đình. Ảnh: Tiến Đông

Khi con tàu 490 đã tiến gần đến với đảo Song Tử Tây, những vạch sóng đã dần dần ló dạng trở lại. Trong buồng, chúng tôi nghe thấy tiếng gọi nhau í ới “có sóng rồi, có sóng rồi” râm ran khắp các lối đi. Sau đó, tất cả những thành viên của đoàn công tác, các chiến sĩ đều hồ hởi rời buồng để lên các tầng cao hơn “săn sóng”. Ai nấy đều tranh thủ gọi điện về cho gia đình, người thân, bạn bè, đơn vị… sau 2 ngày hoàn toàn mất liên lạc.

Nụ cười phấn khởi, hạnh phúc hiện rõ trên khuôn mặt của phóng viên trẻ Nguyễn Việt Dũng (Báo Thái Nguyên) sau cuộc gọi điện thoại cho người vợ tại quê nhà. Hỏi chuyện mới biết, vợ Dũng đang chuẩn bị sinh đứa con đầu lòng vào đầu tháng 1/2023, trùng với thời điểm chuyến hải trình vẫn đang diễn ra. Sau 2 ngày hoàn toàn “mất sóng”, phóng viên Dũng nóng ruột không biết tình hình sức khỏe của vợ như thế nào. Sau nhiều phút trò chuyện, biết được 2 mẹ con vẫn khỏe mạnh, Dũng thở phào nhẹ nhõm. Sau những lời căn dặn thân tình, Dũng bắt đầu chia sẻ cho gia đình nghe về những ngày đầu lênh đênh trên biển…

Phóng viên Báo Nghệ An tác nghiệp tại đảo Song Tử Tây, Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Tiến Đông

Phóng viên Báo Nghệ An tác nghiệp tại đảo Song Tử Tây, Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Tiến Đông

Hay câu chuyện của Thiếu tá Nguyễn Duy Trung, cùng đi với chúng tôi ra đảo Song Tử Tây, ngày đoàn công tác khởi hành cũng là thời điểm vợ của đồng chí Trung phải bay từ Đắk Lắk ra Hà Nội để phẫu thuật 2 căn bệnh hiểm nghèo. Con cái đi học xa nhà, chồng lại lên đường thực hiện nhiệm vụ, nên việc đưa vợ đi mổ nhờ cậy cả vào anh em nội, ngoại.

Sau 2 ngày hoàn toàn mất liên lạc, đồng chí Trung cũng gọi điện được cho gia đình để nắm được tình hình sức khỏe của vợ, tranh thủ nói những lời động viên để vợ yên tâm chữa bệnh, chia sẻ cùng chồng trong những ngày tháng làm nhiệm vụ nơi đảo xa.

Niềm vui của phóng viên Việt Dũng, Báo Thái Nguyên khi liên lạc được với gia đình sau nhiều ngày mất sóng. Ảnh: Tiến Đông

Niềm vui của phóng viên Việt Dũng, Báo Thái Nguyên khi liên lạc được với gia đình sau nhiều ngày mất sóng. Ảnh: Tiến Đông

Sau khi rời Song Tử Tây, con tàu 490 tiếp tục đưa đoàn công tác đến thăm các đảo khác. Mỗi lần rời đi là những lần sóng điện thoại lại mất, do đó, khi nắm được lịch nhổ neo khởi hành tại từng đảo, mỗi thành viên đều tranh thủ liên lạc cho gia đình, người thân, đồng nghiệp để căn dặn, sắp xếp các công việc ở nhà, cơ quan, đơn vị. Mỗi lần tiếp cận được đảo mới, sóng hồi trở lại là chiến dịch “săn sóng” lại bắt đầu nhộn nhịp trên con tàu.

Gian nan gửi tin bài

Điều khác biệt lớn nhất giữa tác nghiệp trên biển và trên đất liền đối với các phóng viên có lẽ là quy trình gửi tin bài về cho tòa soạn. Khi tàu rời cảng, sóng và mạng Internet bị mất hoàn toàn nên không thể gửi bài trực tiếp về tòa soạn theo các phương thức truyền thống như trước đây.

Phóng viên Báo Nghệ An tranh thủ từng giờ gửi tin bài về cho cơ quan trên tàu 490. Ảnh: Quang An

Phóng viên Báo Nghệ An tranh thủ từng giờ gửi tin bài về cho cơ quan trên tàu 490. Ảnh: Quang An

Tại buổi gặp mặt đoàn phóng viên trước khi lên đường ra Trường Sa, Phòng Tuyên huấn Vùng 4 Hải Quân đã hướng dẫn các phóng viên phương thức gửi tin, bài về tòa soạn. Theo đó, ở trên tàu 490 được trang bị hệ thống VSAT, kết nối truyền dữ liệu từ tàu về phòng Tuyên huấn. Các phóng viên có nhu cầu có thể lên buồng thông tin - truyền thông của tàu, gửi tin bài về phòng Tuyên huấn, sau đó, cán bộ phòng Tuyên huấn sẽ tiếp nhận và hỗ trợ gửi bài về email của tòa soạn các báo, đài.

Tuy nhiên, cán bộ phòng Tuyên huấn cũng lưu ý rằng, hệ thống VSAT chỉ hỗ trợ tốt khi gửi các file văn bản, ghi âm, hình ảnh với số lượng và dung lượng vừa phải. Đối với các ảnh có dung lượng lớn và đặc biệt là video clip thì rất khó có thể gửi thành công. Do đó, các phóng viên có thể cân nhắc, đối với file lớn thì nên trở về đất liền, khi có mạng wifi, 4G, 5G trở lại thì việc gửi bài sẽ hợp lý hơn.

Đảo Sinh Tồn Đông nhìn từ xa. Ảnh: Tiến Đông

Đảo Sinh Tồn Đông nhìn từ xa. Ảnh: Tiến Đông

Trong suốt quá trình tác nghiệp trên tàu và trên các đảo, nhóm phóng viên Báo Nghệ An đã tranh thủ vừa viết bài, vừa liên hệ với buồng thông tin của tàu để có thể gửi thông tin về tòa soạn. Mỗi lần những tấm ảnh, dòng text truyền qua hệ thống VSAT về đất liền, ai cũng đều hồi hộp, lo âu, mong sao đường truyền không bị lỗi, những thông tin sẽ nhanh chóng trở về xứ Nghệ để phục vụ độc giả.

Trung úy Trần Quốc Bảo, cán bộ phụ trách buồng thông tin của tàu 490 cho biết: “Từ đầu hải trình đến nay, đã có các phóng viên của Báo Nghệ An, Báo Thái Nguyên và Báo Lào Cai lên phòng để gửi tin, bài về thông qua hệ thống VSAT. Các tin, bài đều đã được gửi thành công về đất liền theo yêu cầu của các phóng viên. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ để phóng viên các cơ quan báo chí hoàn thành nhiệm vụ”.

Chuyển hàng hóa lên đảo Song Tử Tây. Ảnh: Quang An

Chuyển hàng hóa lên đảo Song Tử Tây. Ảnh: Quang An

Sau khi biết tin, bài của mình đã được gửi về thành công và đã được đăng tải, truyền được những câu chuyện ngoài hải đảo xa xôi về với đất liền, về quê hương Nghệ An, nhóm phóng viên Báo Nghệ An tác nghiệp tại Trường Sa luôn cảm thấy vững tâm, tiếp thêm động lực để làm việc trên hải trình dài.

Niềm vui giữa biển khơi

Những ngày lênh đênh giữa trùng khơi, chúng tôi đã được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị trên con tàu 490. Đoàn công tác trên tàu đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau, do đó, mỗi địa phương, vùng miền đều có những nét văn hóa, đặc sản riêng, cùng nhau san sẻ.

Sau mỗi giờ cơm, trên khoang tàu hoặc giữa những hành lang của các phòng, những thành viên của đoàn công tác ngồi lại với nhau, bên tách trà nóng, kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị về quê hương, gia đình, cuộc sống, về những kinh nghiệm hay những câu chuyện đáng nhớ trong những lần tác nghiệp của các phóng viên… Khi khởi hành, ai nấy đều tranh thủ mang theo những đặc sản của địa phương mình để làm quà tặng cho nhau, thắm thêm tình đoàn kết trong hải trình dài.

Phóng viên Báo Nghệ An tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: Tiến Đông

Phóng viên Báo Nghệ An tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: Tiến Đông

Để đến được với Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc không phải là điều dễ dàng, nên mỗi thành viên trong đoàn công tác đều trân quý mọi phút giây. Những phóng viên đều tranh thủ hỏi chuyện, chia sẻ với các chiến sĩ ra làm nhiệm vụ tại các đảo. Xa xa là tiếng cười nói, cái ôm thân tình giữa những người đồng hương gặp nhau giữa bao la sóng biển. Bên ấm trà nóng, với kẹo lạc ngọt bùi, tiếng hát du dương của phóng viên Lê Đào (VOV) hòa với tiếng đàn ghi ta của thủy thủ vang lên trong đêm, những câu hát về biển đảo thân thương của Việt Nam khiến ai nấy đều rưng rưng xúc động.

Một trong những trải nghiệm thú vị nhất là chúng tôi được câu cá trên tàu 490. Tranh thủ mỗi khi tàu thả neo, anh em trên tàu lại kéo nhau xuống phía đuôi tàu thả mồi câu cá. Theo Trung úy Nguyễn Thành Luân, việc câu cá trên tàu đòi hỏi nhiều yếu tố, bên cạnh kỹ năng thì cũng phải phụ thuộc vào may mắn. Có những ngày đẹp trời nhưng ngồi mãi cũng chẳng có con cá nào cắn câu, lại có những thời điểm chỉ mới buông câu đã thu được nhiều con cá “khủng”.

Thượng úy Phạm Văn Bản vui mừng khi câu được cá khủng trên tàu 490. Ảnh: Quang An

Thượng úy Phạm Văn Bản vui mừng khi câu được cá khủng trên tàu 490. Ảnh: Quang An

Cầm trên tay con cá thằn lằn ước khoảng trên 7kg, Thượng úy Phạm Văn Bản không giấu nổi niềm vui khi đây là lần đầu tiên câu được con cá lớn như vậy. Con cá dài khoảng 40cm, thân ánh bạc, tươi rói, giãy đành đạch trên thân tàu, đây là loài cá rất khó cắn câu tại vùng biển này nên ai cũng phấn khởi. Được biết, việc câu cá trên tàu không chỉ là trải nghiệm thú vị mà còn là hoạt động thiết thực để cải thiện bữa ăn cho đoàn công tác sau nhiều ngày sử dụng toàn thực phẩm đông lạnh./.

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.