Cỏ bạc đầu trị sốt rét, rắn cắn...

Đông y cho rằng cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình; có tác dụng khu phong giải biểu, làm toát mồ hôi, lợi tiểu, trừ ho, tiêu thũng giảm đau.

Cỏ bạc đầu có tên khoa học Kyllinga nemoralis (Forst, et Forst.f.) Dandy ex Hutch, et Dalz. (K. monocephala Rottb), thuộc họ Cói - Cyperaceae. Là loài cây ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê, Mianma, Campuchia, Xri Lanca, Oxtrâylia, Châu Phi, Châu Mỹ…

 

Ở nước ta, cây mọc hoang dọc đường đi, trên đất ẩm từ Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Lâm Ðồng, đến tận thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang. Có thể thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

 

Là loại cây thân thảo sống nhiều năm, cao 7-20cm; thân rễ mọc bò. Lá thường ngắn hơn thân. Ra hoa vào mùa hè. Cụm hoa đầu gần hình cầu, đường kính 4-8mm; 1-3 bông hình trụ hẹp; 3-4 lá bắc hình lá, trải ra, dài tới 10cm, bông chét có 1 hoa. Quả bế hình trái xoan ngược, dẹp, trắng vàng, hơi có chấm.

 

Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây Herba Kyllingae Nemoralis. Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ. Đông y cho rằng cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình; có tác dụng khu phong giải biểu, làm toát mồ hôi, lợi tiểu, trừ ho, tiêu thũng giảm đau.

 

Ðược dùng trị cảm mạo, uống làm cho ra mồ hôi, ho gà, viêm phế quản, viêm họng sưng đau, sốt rét, lỵ trực tràng, ỉa chảy, đòn ngã tổn thương. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da, sâu quảng. Dùng 10 – 30g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã nát cây tươi đắp tại chỗ hoặc đun nước để rửa chỗ đau. Còn làm thức ăn gia súc.

 

Cỏ bạc đầu trị sốt rét, rắn cắn... ảnh 1

 

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những cách trị bệnh từ cây cỏ bạc đầu.

 

Trị ho gà, viêm khí quản, ho:Dùng cỏ bạc đầu 60g, sắc nước và chia làm 2 lần uống trong ngày.

 

Sốt rét: Dùng cỏ bạc đầu 60g, sắc nước, uống trước 4 giờ trước khi có triệu chứng lên cơn sốt.

 

Ðái ra dưỡng trấp:Dùng cỏ bạc đầu, Cùi nhân (Long nhãn) mỗi vị 50g, sắc nước uống.

 

Dùng ngăn trị rắn cắn, mụn nhọt, viêm mủ da: Liều dùng 30 – 60g, dạng thuốc sắc.

 

Dùng ngoài, giã cây ra đắp hoặc nấu nước rửa. Ở Malaysia, người ta dùng thân rễ làm thuốc đắp trị chân đau.

Theo Nông nghiệp Việt Nam - NT

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.