Cô học trò mồ côi buôn đồng nát nuôi ước mơ đến trường

(Baonghean.vn) - Mồ côi bố, anh trai mất trong một chuyến đi biển, mẹ bị bệnh tim, cô học trò lớp 8, Trường THCS Quỳnh Thuận - Hồ Thị Thanh Nhàn phải đi buôn đồng nát để nuôi giấc mơ tới trường

Chiều tháng 5, cái nắng như đổ lửa khiến con đường dẫn về thôn Yên Thọ (xã Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu) vắng hoe. Tiếng rao “Ai đồng nát không?” của cô bé Hồ Thị Thanh Nhàn vang lên đều đặn.

Hằng ngày, em oằn mình đạp xe đi khắp làng trên, xóm dưới để thu gom sắt vụn trong làng, kiếm tiền chăm mẹ bệnh tim. Và quan trọng hơn, là để có thêm tiền mua sách vở, nuôi giấc mơ tới trường.

nhàn
Em Hồ Thị Thanh Nhàn cùng mẹ sắp xếp lại đống vỏ chai sau khi em thu mua được. Ảnh: Thanh Quỳnh

Em cũng từng có một gia đình êm ấm, dù rằng gia đình em thuộc diện nghèo nhất xóm. Bố em bị bại liệt, bà nội em bị mù. Mọi gánh nặng dồn lên vai mẹ. Những khoản chi tiêu trong gia đình đều dựa vào nguồn thu nhập ít ỏi từ 3 sào ruộng và những buổi cào ngao của mẹ.

Mẹ em đã vay mượn khắp nơi để chạy chữa, nhưng số nợ mỗi lúc một nhiều còn bệnh tình của bà và bố chẳng hề thuyên giảm. Tháng 1/2014 bà em mất, rồi bố em ra đi sau đó 12 ngày. Lúc này, anh trai sinh năm 1995 trở thành chỗ dựa duy nhất của em và mẹ. Dù đau yếu nhưng anh trai Nhàn vẫn phải làm thợ phụ trên những thuyền đánh bắt cá xa bờ để có thêm tiền lo cho cả nhà. Rồi số phận nghiệt ngã đã cướp đi trụ cột cuối cùng đó trong một chuyến đi biển vào năm 2017. Nhận được tin, mẹ em gần như gục ngã.

Nỗi đau mất bà, mất bố chưa nguôi ngoai thì nay lại mất con khiến bệnh tim của mẹ em tái phát. Lúc này, mẹ em đành phải cầm cố bìa đất của gia đình để có tiền chữa bệnh. Giờ đây, để duy trì sự sống, hàng ngày mẹ em vẫn phải dùng thuốc theo chỉ định bác sỹ. Những cơn đau tim xuất hiện ngày càng dày, hành hạ mẹ, khiến em luôn canh cánh nỗi sợ mất mẹ...

Để có tiền trang trải cuộc sống, hằng ngày, sau giờ học, em lại đi khắp đường quê ngõ xóm để tìm mua đồng nát. Tiền kiếm được, em dành để mua thuốc cho mẹ, phần nhỏ còn lại em dùng để mua sách vở (gia đình thuộc diện hộ nghèo nên em được miễn hoàn toàn học phí) nuôi ước mơ trở thành cô giáo làng.

nhàn
Dẫu vất vả nhưng Nhàn luôn chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập. Ảnh: Thanh Quỳnh

Trong căn nhà nhỏ của gia đình nằm khuất sau những triền lạc hoang vắng tại thôn Yên Thọ, hằng đêm ánh sáng của chiếc đèn sợi đốt em dùng để học bài chưa đêm nào nghỉ trước 1 giờ sáng. Những ngày ôn thi, có những đêm em thức trắng chỉ với một gói mì lót dạ. 

Dù mọi người khuyên rằng, bây giờ học đại học cũng không kiếm được việc, em nhà nghèo tốt nhất là nên đi làm nuôi sống bản thân và đỡ đần mẹ. Nhưng trong tâm thức của em, dù biết cánh cửa đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp nhưng ước mơ trở thành sinh viên của trường sư phạm luôn cháy bỏng trong em. Được quay lại dạy dỗ, giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khổ như chính em đã từng được cô giáo mình nâng đỡ. Quan trọng hơn hết, đó cũng chính là mong ước của mẹ em, khi mọi tin yêu, hy vọng bà dồn vào con gái. 

Nhiều năm qua, dù hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn nhưng em vẫn luôn đạt học sinh tiên tiến, nằm trong tốp những học sinh học khá của lớp. Năm học vừa qua, em còn đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ.
Dù vất vả, lo toan đang ở trước mắt, dù em vẫn bị bạn bè trêu là "cô bé đồng nát" nhưng với Nhàn em lại biết ơn nghề này hơn cả. Bởi nghề đồng nát đã giúp mẹ con em có cái ăn, tiền trả thuốc cho mẹ và để em thực hiện ước mơ của mình.

tin mới

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

(Baonghean.vn) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thích hợp để các gia đình đi du lịch cùng nhau. Nếu chưa biết dịp lễ này đi đâu, sau đây là một số điểm đến không thể bỏ qua tại Nghệ An mà quý vị có thể tham khảo.

Thác Hồng Sơn ở Tân Hợp cao hơn 100m, chảy dài theo triền đá, ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa. Ảnh: Cẩm Tú

Hấp dẫn du lịch Tân Kỳ

(Baonghean.vn)-  Với Km số 0 - nơi khởi đầu đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, những dãy núi trùng điệp, những hang động, thác nước cùng phong tục đặc sắc của đồng bào đã giúp Tân Kỳ hội tụ yếu tố để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. 
Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Khi thực dân Pháp bị đánh bại, những đồn điền rộng lớn tại khu vực Phủ Quỳ đã bị tịch thu. Riêng hàng me được trồng từ ngày người Pháp đặt chân lên đây vẫn được giữ lại, trở thành một tài sản xanh độc đáo cho vùng đất TX.Thái Hòa ngày nay…