Cơ quan, tổ chức có hành vi tham nhũng cũng sẽ bị xử lý

Phạm Bằng 31/10/2019 09:28

(Baonghean.vn) - Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 bổ sung trách nhiệm phòng, chống tham nhũng của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước. Cùng đó, không chỉ người có hành vi tham nhũng mà cả cơ quan, tổ chức có hành vi tham nhũng đều bị xử lý.

Sáng 31/10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai, quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định số 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

Đồng chí Lê Hồng Vinh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Bà Hồ Thu An - Trưởng phòng Tuyên truyền, kiểm tra và thẩm định văn bản pháp luật (Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ) báo cáo viên. Ảnh: Phạm Bằng
Đồng chí Lê Hồng Vinh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Bà Hồ Thu An - Trưởng phòng Tuyên truyền, kiểm tra và thẩm định văn bản pháp luật (Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ) báo cáo viên. Ảnh: Phạm Bằng

Sau 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, công tác phòng, chống tham nhũng đạt được nhiều kết quả nhưng tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, số vụ phát hiện ít, thu hồi tài sản tham nhũng đạt thấp, công tác phát hiện, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Luật gồm 10 chương, 96 điều quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và những hành vi vi phạm pháp luật khác về PCTN.

Đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đại biểu tập trung nghiên cứu, lắng nghe, thảo luận để được giải đáp rõ tại hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đại biểu tập trung nghiên cứu, lắng nghe, thảo luận để được giải đáp rõ tại hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe bà Hồ Thu An - Trưởng phòng Tuyên truyền, kiểm tra và thẩm định văn bản pháp luật (Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ), quán triệt phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới sửa đổi, bổ sung của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có một số điểm cơ bản như về phạm vi điều chỉnh của Luật, quy định về phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; trách nhiệm của người đứng đầu khi cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn khác; việc tặng quà, nhận quà tặng; việc thanh toán qua tài khoản;…

bà Hồ Thu An - Trưởng phòng Tuyên truyền, kiểm tra và thẩm định văn bản pháp luật (Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ) báo cáo viên tại hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng
Bà Hồ Thu An - Trưởng phòng Tuyên truyền, kiểm tra và thẩm định văn bản pháp luật (Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ) báo cáo viên tại hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Những nội dung cơ bản, điểm mới sửa đổi, bổ sung của Luật Tố cáo năm 2018 như: Bổ sung quy định về tố cáo nặc danh, rút gọn trình tự, thời gian giải quyết tố cáo từ 5 bước xuống 4 bước; cho phép rút tố cáo; quy định rõ về bảo vệ người tố cáo; tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo.

Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh về tầm quan trọng trong thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Tố cáo. Qua đó, đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và doanh nghiệp trong tỉnh cần tập trung tiếp thu đầy đủ các quy định của Luật để nghiên cứu, nắm vững, nâng cao ý thức, trách nhiệm để tổ chức thực hiện ở từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp của tỉnh có hiệu quả nhất.

Mới nhất

x
Cơ quan, tổ chức có hành vi tham nhũng cũng sẽ bị xử lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO