Cội nguồn bất ổn ở “vương quốc vàng đen” Venezuela

(Baonghean) - Venezuela bị rúng động say vụ ám sát Tổng thống Nicolas Maduro tại lễ duyệt binh kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Lực lượng Vệ binh Quốc gia ở thủ đô Caracas.

Vụ ám sát bất thành nhưng cho thấy bất ổn chính trị ở quốc gia Nam Mỹ này đã leo lên nấc thang căng thẳng mới và thách thức trong việc duy trì quyền kiểm soát quốc gia đối với Tổng thống Maduro lớn hơn bao giờ hết.  

Tổng thống Venezuela N.Maduro được bảo vệ trước âm mưu ám sát trong buổi lễ duyệt binh hôm 4/8. Ảnh AP
Tổng thống Venezuela N.Maduro được bảo vệ trước âm mưu ám sát trong buổi lễ duyệt binh hôm 4/8. Ảnh: AP
Ai ra tay ám sát?

Một sự kiện tượng trưng cho sức mạnh quốc gia của Venezuela bỗng chốc trở nên hỗn loạn và gây hoang mang sau tiếng nổ lớn được kích hoạt từ 2 thiết bị bay không người lái. Vụ tấn công được giới chức quốc gia Nam Mỹ này nhận định là nhằm ám sát Tổng thống Nicolas Maduro.

Vụ việc ngay lập tức gây chấn động Venezuela và thu hút sự chú ý của công luận quốc tế. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra là “Ai ra tay thực hiện vụ ám sát này?”. Cho đến nay, mọi khả năng và nghi vấn đều được đưa ra nhưng chưa có một đáp án chính thức nào.

Tổng thống Maduro phát biểu trên truyền hình sau vụ tấn công đã cáo buộc phe cánh hữu có liên hệ với Colombia đứng sau vụ việc, đồng thời cho biết đã bắt được một số đối tượng tham gia.

Cáo buộc của ông Maduro về sự dính líu của Colombia không bất ngờ bởi quan hệ giữa hai láng giềng này thời gian qua tồn tại không ít hiềm khích và hoài nghi.

Colombia thường xuyên cáo buộc Venezuela cung cấp nơi ẩn náu cho các phần tử nổi dậy Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia, trong khi Caracas cho rằng Bogota đang hậu thuẫn Washington để thực hiện các âm mưu lật đổ nhắm vào mình.

Tuy nhiên, phản ứng trước phát biểu của ông Maduro, một nguồn tin từ Phủ Tổng thống Colombia cho rằng đây là một cáo buộc “không có cơ sở”.

Phía Mỹ cũng khẳng định không liên quan tới âm mưu vụ ám sát ông Maduro và bày tỏ nghi ngờ chính quyền Venezuela “tự biên, tự diễn”. Những tuyên bố từ Tổng thống Maduro cho thấy mối quan hệ giữa quốc gia này với Mỹ và Colombia sẽ rơi vào vòng xoáy căng thẳng mới.

Trong khi đó, Flannel Soldiers - một nhóm nổi dậy bí ẩn gồm những thành phần dân sự và quân sự ở Venezuela đã thừa nhận đứng sau âm mưu ám sát.

Flannel Soldiers ra đời năm 2014, có mục đích thống nhất các phong trào chống đối chính sách của Tổng thống Maduro. Trước khi vụ ám sát hụt diễn ra, rất ít người biết đến sự tồn tại của họ.

An ninh được thắt chặt sau vụ tấn công tại Lễ duyệt binh ở Caracas  hôm 4/8. Ảnh Getty
An ninh được thắt chặt sau vụ tấn công tại Lễ duyệt binh ở Caracas hôm 4/8. Ảnh: Getty
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 5/8, nhóm này khẳng định thực hiện vụ tấn công để phản đối các chính sách cầm quyền của Tổng thống Maduro khiến đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

Cũng có một số nguồn tin suy đoán rằng Chính phủ Maduro đã dàn dựng vụ tấn công nhằm có cớ đàn áp các đối thủ.

Việc không có biện pháp an ninh đặc biệt nào được triển khai ở hiện trường vụ tấn công vào ngày 5/8, làm dấy lên nghi ngờ về công tác điều tra.

Dù ai hay lực lượng nào đứng đằng sau vụ ám sát Tổng thống Venezuela, hành động tấn công vào một lễ kỷ niệm lớn của đất nước rõ ràng là nhằm mục đích tạo sự chú ý rộng rãi của công luận trong và ngoài quốc gia Nam Mỹ này.

Nhìn một cách khách quan, hành động bạo lực chính trị dù nhằm động cơ, mục đích gì cũng cần bị lên án.

Thách thức của chính quyền cánh tả

Vụ ám sát Tổng thống Maduro xảy ra trong bối cảnh Venezuela đang bị bủa vây bởi những thách thức đến từ cả bên trong lẫn bên ngoài đất nước.

Về tình hình chính trị, sự chia rẽ giữa các đảng phái Venezuela ngày càng sâu sắc, nhất là sau cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 5 vừa qua mang lại chiến thắng cho ông Maduro trong nhiệm kỳ thứ hai.

Dù chiến thắng nhưng ông Maduro không đạt được tỷ lệ phiếu bầu cao như ở lần bầu cử tổng thống trước và tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử thấp. Sau bầu cử, một số đối thủ từ các đảng đối lập tuyên bố không công nhận kết quả cuối cùng. Những diễn biến đó rõ ràng gây bất lợi và đầy rủi ro đối với nền tảng và vị thế quyền lực của ông Maduro.

Ông Maduro tuyên bố sẽ có “hình phạt tối đa” cho những kẻ âm mưu ám sát. Ảnh AFP
Ông Maduro tuyên bố sẽ có “hình phạt tối đa” cho những kẻ âm mưu ám sát. Ảnh: AFP
Trong lúc chính trường chưa yên, cuộc khủng hoảng kinh tế leo thang dường như “bóp nghẹt” sức sống của Venezuela. Quốc gia có dân số 30 triệu người đã gánh chịu tình trạng lạm phát phi mã, khan hiếm lương thực, hàng hóa thiết yếu và thuốc men.

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế khẳng định tỷ lệ lạm phát của Venezuela có thể chạm mức một triệu phần trăm, tương đương khủng hoảng tại Đức vào những năm 1920 và tại Zimbabwe vào những năm 2000.

Nếu như ở các quốc gia khác, giới chức lãnh đạo có thể trông đợi vực dậy nền kinh tế bằng các biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại, tăng cường đầu tư…

Song, Caracas đang đối mặt sự bao vây cấm vận của Mỹ, Liên minh châu Âu khiến các nước láng giềng và đối tác không thể hợp tác với Venezuela.

Từ một quốc gia thịnh vượng nhờ “vàng đen”, là thành viên hàng đầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ, Venezuela đã chịu tổn thất nặng nề do dầu rớt giá và chính sách kinh tế không kịp thích ứng.

Cách đây không lâu, chính Venezuela cũng từng chứng kiến những vụ bạo động chính trị sau khi nhà lãnh đạo Hugo Chavez qua đời năm 2013.

Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống cùng năm đó, ông Maduro trong vai trò Tổng thống tạm quyền của Venezuela đã cáo buộc Mỹ âm mưu ám sát thủ lĩnh đối lập Henrique Capriles nhằm gây ra hỗn loạn và châm ngòi cho một cuộc đảo chính.

Cũng vào thời điểm này, ông Maduro cũng cho biết, ông là mục tiêu của một âm mưu ám sát bởi những lính đánh thuê từ El Salvador xâm nhập vào Venezuela.

Và nay, khi các thách thức dồn dập đến với Venezuela, vụ ám sát vừa qua là hồi chuông đáng báo động với chính quyền cánh tả ở Caracas hiện nay. Nếu không có các biện pháp để vượt qua những thách thức này thì mọi chuyện sẽ còn trở nên phức tạp hơn đối với ông Maduro khi chịu tác động tiêu cực từ nội tại đất nước cộng hưởng với áp lực từ bên ngoài.

Để ổn định và vượt qua các thách thức, điều quan trọng với Venezuela lúc này là sự đồng lòng của mọi người dân. Bên cạnh đó, những diễn biến vừa qua cũng đặt ra bài toán cho giới chức Venezuela trong việc thúc đẩy các chính sách cải cách về kinh tế và xã hội để người dân tiếp tục có niềm tin vào sự chèo lái đất nước của chính quyền cánh tả, đứng đầu là Tổng thống Nicolas Maduro.

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.