'Cởi trói' nguồn lực đất đai và những băn khoăn nơi nghị trường

Theo Ngọc Thành (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nếu không thay đổi mà vẫn tiếp cận cách thức quy hoạch cứng nhắc, quy hoạch không dựa trên tĩnh và động, phân ra các vùng và quy hoạch không dựa trên xác định cơ chế thị trường thì chúng ta “trói” nguồn lực đất đai.

Đất đai chính là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất quan trọng nhất thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Cũng chính vì vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển, việc quy hoạch sửa dụng đất đai có vai trò rất quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, bền vững.

Thực tế quy hoạch sử dụng đất đai vẫn chậm vì “lệch pha” với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ yêu cầu phải giảm độ trễ như lâu nay, nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội đã quan tâm từ sớm, từ xa để Chính phủ khẩn trương chuẩn bị trình Quốc hội xem xét Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) ngay tại Kỳ họp thứ 2 của khóa mới, được nhận định là công phu, khoa học, toàn diện.

Qua hai phiên thảo luận tổ và thảo luận trực tuyến, các ý kiến đánh giá cao kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020. Công tác này bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

'Cởi trói' nguồn lực đất đai và những băn khoăn nơi nghị trường ảnh 1
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường Diên Hồng về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025). Ảnh: Quốc hội

Các đại biểu Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ rõ bất cập, hạn chế cần khắc phục như chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu, có trường hợp điều chỉnh quy hoạch tùy tiện dẫn đến lãng phí, thất thoát, ảnh hưởng đời sống nhân dân. Nhiều chỉ tiêu đạt thấp so với mục tiêu, có chỉ tiêu đạt dưới 50%. Do đó, cần tổng kết sâu sắc, đánh giá chính xác tổng thể thực trạng và lý giải nguyên nhân hạn chế trên để có sự điều chỉnh phù hợp là yêu cầu cấp thiết đặt ra.

Vì lẽ đó, nhiều nội dung cụ thể đặt ra cho giai đoạn tới được đại biểu Quốc hội băn khoăn, đặt vấn đề, tranh luận cũng như đề nghị phân tích, làm rõ, từ sự thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch tỉnh và đảm bảo phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; việc phân cấp, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; đề cao vai trò giám sát của nhân dân và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đến các chỉ tiêu đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất khu công nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý... để “cởi trói” nguồn lực đất đai, phát triển nhanh và bền vững.

Đồng tình rằng bảo vệ đất trồng lúa góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ chiến lược và xuất khẩu, song không ít đại biểu băn khoăn việc giữ hơn 3,5 triệu ha liệu có quá cao khi tiến bộ khoa học công nghệ giúp năng suất cao hơn trong khi cần chuyển đổi đất cho đầu tư dự án? Làm thế nào để hỗ trợ những địa phương gánh vai trò đảm bảo an ninh lương thực như ĐBSCL phát triển nhanh hơn để yên tâm giữ đất lúa vì “làm nông khó giàu lên lắm” hoặc “ly nông không ly hương”? Có nên trao quyền cho HĐND cấp tỉnh quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất với diện tích lớn hơn để chủ động, linh hoạt? Chế tài nào để đảm bảo không tùy tiện “đụng” vào đất trồng lúa?...

Hay chỉ tiêu liên quan đất rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), bài toán hài hòa giữa đảm bảo độ che phủ rừng 43%, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu với tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân cũng cần tính toán trong mối tương quan với các vùng. Có nên giảm diện tích đất phòng hộ ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ khi thiên tai và lũ lụt thường xuyên, làm thế nào để người dân sống được từ rừng; xử lý tồn tại, hạn chế đất thuộc các nông, lâm trường... được nêu ra, đề nghị cân nhắc.

Bên cạnh đó công tác dự báo, quy hoạch phải sát, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Củng cố tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu trong thời gian tới, xử lý nghiêm hành vi trục lợi, tham nhũng. Sớm sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Luật Đất đai năm 2013 theo hướng bảo đảm hài hòa lợi ích và nhất là không làm đảo lộn quy hoạch sử dụng đất quốc gia, giảm quy hoạch treo, giảm điều chỉnh quy hoạch, giảm khiếu kiện đất đai, giảm bức xúc của nhân dân về việc sử dụng đất không hiệu quả, lãng phí đất đai.

Đất đai luôn có mối quan hệ trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Do vậy, việc quản lý và sử dụng đất đai bảo đảm phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài phải được phân bổ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tốt nhất. Và như lời Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, nếu không thay đổi mà vẫn tiếp cận cách thức quy hoạch cứng nhắc, quy hoạch không dựa trên tĩnh và động, phân ra các vùng và quy hoạch không dựa trên xác định cơ chế thị trường thì chúng ta đang “trói” nguồn lực đất đai.

Dự thảo Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia được Chính phủ thực hiện đúng quy trình, tiếp cận đúng phương pháp, thảo luận sâu và đang được Quốc hội xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định./.

tin mới

Huyện Nghĩa Đàn tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Huyện Nghĩa Đàn tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Huyện ủy Nghĩa Đàn ban hành Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những đảng viên trẻ tiêu biểu và cán bộ Đoàn đạt giải Lý Tự Trọng cấp tỉnh năm 2024

Những 'hạt giống đỏ' vững bước tiên phong của tuổi trẻ Nghệ An

(Baonghean.vn) - Năm 2024, tuổi trẻ Nghệ An có 15 cá nhân được tuyên dương Đảng viên trẻ xuất sắc và 14 cán bộ đoàn được trao giải Lý Tự Trọng cấp tỉnh. Nổi bật,có những cá nhân đạt cả 2 tiêu chí, họ là những “hạt giống đỏ” tiên phong trên những địa bàn, lĩnh vực khó khăn, đặc thù.

Quỳ Châu bầu bổ sung Chủ tịch UBND huyện

Quỳ Châu bầu bổ sung Chủ tịch UBND huyện

(Baonghean.vn) - HĐND huyện Quỳ Châu đã tiến hành bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND huyện, kết quả 100% đại biểu HĐND huyện bầu ông Bùi Văn Hưng- Phó Bí thư Huyện ủy Quỳ Châu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác khuyến học, khuyến tài

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác khuyến học, khuyến tài

(Baonghean.vn) - Ngày 20/12/2023, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An ban hành Chỉ thị số 26 về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2023 - 2030. Báo Nghệ An có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hiền - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An xung quanh vấn đề này.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Hội Báo toàn quốc là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Hội Báo toàn quốc là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả

(Baonghean.vn) - Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024, đồng chí Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, đây là cơ hội để báo giới gặp gỡ để hiểu rõ hơn nhu cầu thông tin, thị hiếu độc giả, khán giả để có những sản phẩm báo chí bám sát thực tiễn đời sống,...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV

Ngày 13/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì Phiên họp của Tiểu ban. Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự.

Công an Nghệ An phải là 'đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu' của lực lượng Công an nhân dân trong việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

Công an Nghệ An phải là 'đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu' của lực lượng Công an nhân dân trong việc học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

(Baonghean.vn) - Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị và mong muốn Công an Nghệ An phải thực sự “xứng đáng là đơn vị anh hùng trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh”, là “đơn vị gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu” của lực lượng Công an nhân dân trong học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy.

Luôn xứng danh là 'thanh bảo kiếm sắc bén', 'lá chắn thép' vững chắc (*)

Luôn xứng danh là 'thanh bảo kiếm sắc bén', 'lá chắn thép' vững chắc (*)

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống của đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An tin tưởng Công an tỉnh sẽ tiếp tục lập nhiều thành tích, chiến công xuất sắc hơn nữa, luôn xứng danh là “thanh bảo kiếm sắc bén”, “lá chắn thép” vững chắc bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong Đảng bộ tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng...