Con đường quyền lực trái ngược của Tổng thống Hàn và lãnh đạo Triều Tiên

Theo Huyền Lê (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tổng thống Hàn Quốc sinh ra trong một gia đình tị nạn nghèo khó còn lãnh đạo Triều Tiên từ bé đã sống trong nhung lụa.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 27/4 sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng. AFP điểm lại con đường đi lên trở thành người quyền lực nhất quốc gia của hai lãnh đạo.

Tổng thống Hàn vươn lên từ nghèo khó

Con đường quyền lực trái ngược của Tổng thống Hàn và lãnh đạo Triều Tiên ảnh 1

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: AFP

Cha mẹ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sinh ra tại một ngôi làng nhỏ của tỉnh Hungnam thuộc Triều Tiên ngày nay. Người cha Moon Yong-hyung tốt nghiệp một trường trung học có tiếng rồi trở thành viên chức ngành nông nghiệp trong chính quyền địa phương.

Khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào cuối năm 1950, lực lượng của Kim Nhật Thành bao vây thành phố, ông Moon Yong-hyung cùng vợ Kang Han-ok và 100.000 người khác rời khỏi miền Bắc trong cuộc "Di tản Hungnam", một trong những chiến dịch giải cứu dân sự lớn nhất mà quân đội Mỹ từng thực hiện. Tuy nhiên, em gái bà Kang Han-ok vẫn ở lại Triều Tiên và họ bị chia cách từ đó. Bà Kang sinh ra ông Moon Jae-in trong một trại tị nạn ở Geoje, thuộc Hàn Quốc ngày nay.

Ông Moon Yong-hyung là người ít nói, có học vấn, rất quan tâm các vấn đề xã hội nhưng không có khả năng kinh doanh nên rơi vào cảnh nợ nần và trở nên sa sút.

"Ngay cả khi ông mở một cửa hàng nhỏ thì mọi người đều nói nó sẽ chẳng đi đến đâu. Ông luôn như thế trong suốt thời gian đó", Tổng thống Hàn Quốc viết trong một cuốn tự truyện.

Cả gia đình sống nhờ vào nguồn thực phẩm từ các nữ tu Công giáo và đến giờ Tổng thống Moon vẫn nhận mình là người Công giáo. Mẹ ông trở thành trụ cột chính, quản lý việc buôn bán, bao gồm cả bán quần áo dạo trên đường phố. Cậu bé Moon Jae-in lúc bấy giờ thường kéo chiếc xe chở đầy than đi bán để đỡ đần mẹ. Cha ông mất vào năm 1978 ở tuổi 58.

"Cả cuộc đời ông sống như một người tị nạn và trong nghèo đói. Ông kỳ vọng rất nhiều vào tôi nhưng chưa kịp nhìn thấy thành công của con trai thì đã qua đời. Tôi rất đau khổ và dằn vặt về điều này", Tổng thống Moon viết.

Song ông Moon đã được kế thừa khả năng học tập và ý thức xã hội của cha mình, trở thành một luật sư và một nhà hoạt động nhân quyền dưới thời tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee, cha của cựu tổng thống đang bị truy tố Park Geun-hye.

Ông trở thành luật sư và là người bạn thân thiết với luật sư Roh Moo-hyun, người sau này giữ chức tổng thống Hàn Quốc. Năm 2003, ông là một trợ lý quan trọng cho tổng thống Roh.

Một hình mẫu khác của ông Moon là tổng thống Kim Dae-jung, người từng nhận giải Noel Hòa bình vì "Chính sách Ánh dương" đối với Triều Tiên. Ông Moon xem cố tổng thống Kim là nguồn khích lệ để ông tiếp tục đấu tranh cho thỏa thuận hòa bình với Triều Tiên. Ông Kim Dae-jung cũng là lãnh đạo đầu tiên của Hàn Quốc tới thăm Bình Nhưỡng.

Ông Moon từng thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 trước đối thủ Park Geun-hye. Tháng 5/2017, ông trở thành tổng thống Hàn Quốc sau khi bà Park bị bắt giữ vì các cáo buộc nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.

Lãnh đạo Triều Tiên sinh ra trong nhung lụa

Con đường quyền lực trái ngược của Tổng thống Hàn và lãnh đạo Triều Tiên ảnh 2

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AFP.

Con đường tới quyền lực của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hoàn toàn trái ngược với Tổng thống Hàn Quốc. Bình Nhưỡng nói cha ông Kim Jong-un, ông Kim Jong-il, sinh ra tại trại du kích bí mật trên núi Baektu, một địa điểm thiêng liêng đối với cả người dân Triều Tiên lẫn Hàn Quốc nằm cạnh tỉnh Hungnam.

Tuy nhiên, các chuyên gia độc lập và ghi chép của Liên Xô lại cho biết ông Kim Jong-il thực chất sinh ra ở một ngôi làng tại Siberia, nơi người cha Kim Nhật Thành sống lưu vong.

Phần lớn lý lịch thời trẻ của ông Kim Jong-un đều được giữ bí mật, ngày tháng năm sinh cũng không rõ ràng, nhưng ông Kim thực sự đã sống cuộc đời nhung lụa, theo AFP.

Mẹ ông Kim Jong-un là bà Ko Yong-hui, người vợ ba của ông Kim Jong-il. Bà là vũ công đoàn nghệ thuật Mansudae. Lớn lên, ông Kim được gửi đi học ở Thụy Sĩ và do vợ chồng người dì chăm sóc.

Nhân viên trong trường và bạn học, những người vốn không biết thân thế của Kim Jong-un, miêu tả ông là người nhút nhát, thích trượt tuyết, bóng rổ và rất hâm mộ diễn viên Hollywood Jean-Claude Van Damme.

Kim Jong-un, được cho là trong độ tuổi 30, chỉ mới xuất hiện trước công chúng vào năm 2008 khi cha ông bị đột quỵ và Bình Nhưỡng lên kế hoạch tìm kiếm người kế vị.

Năm 2011, Kim Jong-il qua đời, Kim Jong-un chính thức trở thành lãnh đạo Triều Tiên. Khi mới kế nhiệm, ông Kim bị xem là người thiếu kinh nghiệm, dễ bị công kích và có thể bị những quan chức cấp cao khác thao túng. Trái với nhận xét của nhiều người, Kim Jong-un đã nhanh chóng thiết lập quyền lực.

Kiểu tóc, quần áo, phong thái, lối nói chuyện trước công chúng và thậm chí là chữ viết tay của Kim Jong-un đều rất giống ông nội Kim Nhật Thành. Kim Jong-un luôn đích thân giám sát tiến trình phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Dù vậy, đến nay, Kim Jong-un vẫn là một ẩn số trên trường quốc tế. Tháng trước, ông bất ngờ tới Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên ông thực hiện từ khi lên nắm quyền. Người nước ngoài nổi tiếng nhất mà ông từng gặp là ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman.

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.