Công phu cho tiếng sáo diều ở 'xứ nhút'

(Baonghean.vn) - Để có được những chiều cánh diều no gió, những đêm thanh vui thưởng thức sáo diều, người chơi diều "xứ nhút" Thanh Chương đã phải "lắm công phu" làm ra những con diều độc đáo, đẹp mắt.

 “Làng diều” nào ở Thanh Chương cũng có người rành chuyện làm diều và không ít người làm diều miễn phí. Diều truyền thống làm khá đơn giản, nguyên liệu chủ yếu là tre và nilon. Tre được chọn kỹ, phơi khô, khi làm sẽ đưa ra vót đều, uốn và cột thành khung diều. Mỗi con diều cần 3 thanh tre (1 thanh làm trục, 2 thanh làm cánh). Trong ảnh: Một người dân xóm Yên Long xã Thanh Yên đang uốn cánh diều. Ảnh: Huy Thư.
“Làng diều” nào ở Thanh Chương cũng có "nghệ nhân" làm diều và không ít người làm diều miễn phí. Diều truyền thống làm khá đơn giản, nguyên liệu chủ yếu là tre và nilon. Tre được chọn kỹ, phơi thật khô, kỳ công chuốt vót, uốn buộc thành khung diều. Thường mỗi con diều cần 3 thanh tre (1 thanh làm trục, 2 thanh làm cánh). Trong ảnh: Một người dân xóm Yên Long xã Thanh Yên đang uốn cánh diều. Ảnh: Huy Thư
Sau khi làm xong khung diều, mọi người thường dùng 1 tấm nilon phủ lên nó, chỉnh cho cân xứng, may và dán chắc các vết nối để hoàn thành cánh diều. Ảnh: Huy Thư.
Sau khi làm xong khung diều, mọi người thường dùng 1 tấm nilon phủ lên, chỉnh cho cân xứng, rồi may và dán chắc các mép nối để hoàn thành cánh diều. Ảnh: Huy Thư
Căn đo khoảng cách và khoan lỗ cắm sáo lên trục diều. Ảnh: Huy Thư.
Tiếp đến là căn đo khoảng cách và khoan lỗ cắm sáo lên trục diều. Ảnh: Huy Thư
4Bên cạnh kỹ thuật làm diều truyền thống, người chơi diều ở các “làng diều” còn tiếp thu những cách làm diều mới với những con diều có hình thức đẹp (nhiều màu, có đuôi), dễ tháo lắp, thuận tiện trong di chuyển. Loại diều này, cánh được làm từ 4 thanh tre (liên kết nhau qua 1 cái trục bằng kim loại) và những tấm vải chuyên dụng, may sẵn. Trong ảnh: Một thanh niên ở xóm 2, xã Thanh Lương đang đo và cắt vải diều. Ảnh: Huy Thư.
Bên cạnh kỹ thuật làm diều truyền thống, người chơi diều ở các “làng diều” còn tiếp thu những cách làm diều mới với những con diều có hình thức đẹp (nhiều màu, có đuôi), dễ tháo lắp, thuận tiện trong di chuyển. Loại diều này, cánh được làm từ 4 thanh tre (liên kết nhau qua một trục bằng kim loại) và những tấm vải chuyên dụng, may sẵn. Trong ảnh: Một thanh niên ở xóm 2, xã Thanh Lương đang đo và cắt vải diều. Ảnh: Huy Thư
 Vải diều được may thành hình cánh diều có lỗ xâu những thanh tre. Mỗi cánh diều thường may thành 2 nửa tách rời, có khóa kéo khi liên kết. Ảnh: Huy Thư.
Vải diều được may thành hình cánh diều có lỗ xâu những thanh tre. Mỗi cánh diều thường may thành 2 nửa tách rời, có khóa kéo khi liên kết. Ảnh: Huy Thư
Sáo diều là bộ phận khó làm nhất. Trước đây thường chơi sáo đơn làm từ 1 ống tre hay vỏ hộp sữa bò, có 2 sáo phụ ở 2 bên. Nay sáo dàn được ưa chuộng hơn, nhưng làm kiểu sáo này phải đầu tư công sức và kỹ thuật. Trước tiên là công phu trong làm ống sáo. Phải chọn loại nứa, lồ ô thưa mắt, nhẹ, bền, lước hết lớp ngoài, mài mỏng, sau đó mới khoét lỗ liên kết. Ảnh: Huy Thư.
Sáo diều là bộ phận khó làm nhất. Trước đây người dân Thanh Chương thường chơi sáo đơn làm từ 1 ống tre hay vỏ hộp sữa bò, có 2 sáo phụ ở 2 bên. Nay sáo dàn được ưa chuộng hơn và phải rất kỳ công, đòi hỏi sự khéo léo và độ tinh tế cao. Trước tiên phải công phu trong làm ống sáo, cần chọn loại nứa, lồ ô thưa mắt, nhẹ, bền, tước hết lớp ngoài, mài mỏng, đều, sau đó mới khoét lỗ liên kết. Ảnh: Huy Thư
Nắp sáo được làm từ gỗ vàng tâm. Tùy vào sự lớn bé của ống sáo để làm các loại nắp tương ứng. Người làm không chỉ phải khéo tay (biết cưa, đục khoét, gọt, bào, mài… ) mà còn phải kiên trì, chịu khó. Ảnh: Huy Thư.
Nắp sáo được làm từ gỗ vàng tâm. Tùy vào độ lớn bé của ống sáo để làm nắp có kích cỡ tương ứng. Người làm không chỉ phải khéo tay ( có kỹ thuật cưa, chạm, bào, mài… ) mà còn phải rất kiên trì, chịu khó. Ảnh: Huy Thư
 Nắp sáo chuẩn là những chiếc nắp tròn, nhẵn, nhẹ, có lỗ sáo được khoét đúng kích cỡ. Sáo kêu hay không, phụ thuộc phần nhiều vào kỹ thuật khoét lỗ sáo. Ảnh: Huy Thư.
Nắp sáo chuẩn là những chiếc nắp đảm bảo các tiêu chuẩn tròn, nhẵn, nhẹ, lỗ sáo được khoét đúng kích cỡ. Sáo kêu hay không, phụ thuộc phần nhiều vào kỹ thuật khoét lỗ sáo. Ảnh: Huy Thư
 Làm diều truyền thống, mỗi người chỉ cần nửa ngày là xong 1 cánh diều, còn làm diều kiểu mới, có khi cả tuần mới xong 1 bộ sáo. Ảnh: Huy Thư.
Làm diều sáo truyền thống, mỗi người chỉ cần nửa ngày là xong một cánh diều, còn làm diều kiểu mới, có khi cả tuần mới xong một bộ sáo. Ảnh: Huy Thư
Mỗi dàn sáo được làm từ 7 đến 9 chiếc sáo đôi, có kích thước đều đặn từ lớn đến bé. Để làm nên dàn sáo có âm thanh cộng hưởng của những nốt nhạc, kêu hay, vang là một sự kỳ công, trong đó có cả bí quyết gia truyền. Ảnh: Huy Thư.
Một bộ sáo dàn được làm từ 7 đến 9 chiếc sáo đôi, có kích thước đều đặn từ lớn đến bé. Để làm dàn sáo có âm thanh cộng hưởng theo nốt nhạc lý là một sự kỳ công, trong đó có cả bí quyết gia truyền. Ảnh: Huy Thư
 Sau khi làm xong cánh diều, việc còn lại là cột dây lèo. Diều đón gió, lên hay chao,  phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật cột dây lèo. Khi chơi diều, gắn sáo đơn hay sáo dàn là tùy thích. Ảnh: Huy Thư.
Sau khi làm xong cánh diều, việc còn lại là cột dây lèo. Diều đón gió, lên cao vút hay chao liệng dưới thấp, phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật cột dây lèo. Khi chơi diều, gắn sáo đơn hay sáo dàn là tùy thích. Ảnh: Huy Thư
 Chơi diều cũng lắm công phu, để được sở hữu những cánh diều đẹp, bay cao, người chơi ở các “làng diều” đã không ngừng cách tân, cải tiến kỹ thuật làm diều. Họ là những người vừa “chơi cho mình” để thỏa nỗi đam mê và “chơi cho làng” để gìn giữ một nét quê truyền thống. Ảnh: Huy Thư.
 "Nghề chơi diều" thực lắm công phu, để được sở hữu những cánh diều đẹp, bay cao, người chơi ở các “làng diều” đã không ngừng cách tân, cải tiến kỹ thuật làm diều. Họ là những người vừa “chơi cho mình” để thỏa nỗi đam mê, vừa “chơi cho làng” để gìn giữ một nét quê truyền thống. Ảnh: Huy Thư.

                                                                  Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.