Công Phượng lo khó được trở lại đội tuyển; Thái Lan 'tố' Sananta gây loạn trận chung kết SEA Games

Hiến Tùng (Theo Zing/Bongdaplus)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
(Baonghea.vn) - Công Phượng cho rằng việc có quá ít thời gian thi đấu tại Yokohama FC sẽ cản trở khả năng trở lại tuyển Việt Nam; Truyền thông Thái Lan đã lên tiếng cáo buộc tiền đạo Indonesia đã "mồi lửa" cho vụ hỗn chiến ở trận chung kết SEA Games 32 là những tin tức thể thao nổi bật 24h qua.

Công Phượng lo khó được trở lại tuyển Việt Nam

Kể từ khi gia nhập đội bóng Nhật Bản, Công Phượng mới một lần được vào sân tại giải chính thức, nhưng ở phút 90 trận thua Nagoya Grampus 2-3 hôm 5/4. Tiền đạo 28 tuổi không được đăng ký sau 13 vòng đấu tại J-League 1 và ngồi dự bị ba trong bốn tại tại J-League Cup.

Khi được hỏi về cơ hội được gọi lên tuyển Việt Nam, Công Phượng thừa nhận khó khăn. "Để được chọn vào đội tuyển, việc đầu tiên là tôi phải thi đấu nhiều cho Yokohama FC", anh nói với tờ Hochi. "Tôi đang làm việc chăm chỉ mỗi ngày để nắm bắt cơ hội".

Công Phượng lo khó được trở lại đội tuyển; Thái Lan 'tố' Sananta gây loạn trận chung kết SEA Games ảnh 1
Công Phượng (số 4) tập luyện tại Yokohama FC. Ảnh: Yokohama FC

Công Phượng cho biết anh chưa nhận được chỉ đạo trực tiếp từ tân HLV Philippe Troussier. "Không biết liệu ông ấy có biết tôi không", Công Phượng nói. "Tôi nghĩ mọi người ở Nhật Bản còn biết nhiều về HLV Troussier hơn tôi".

Mục tiêu xa của Công Phượng là được dự Asian Cup 2023 tổ chức tại Qatar vào tháng 1/2024, nơi Việt Nam chung bảng Nhật Bản, Indonesia và Iraq. "Gặp đội mạnh như Nhật Bản giúp Việt Nam mạnh mẽ hơn", Phượng cho hay. "Nếu được tham dự, tôi muốn ghi bàn và giành chiến thắng".

Truyền thông Thái Lan "tố" Sananta gây loạn trận chung kết SEA Games

Ngày 19/5, tờ Thairath (Thái Lan) căn cứ vào một đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội để cáo buộc màn ăn mừng của Sananta ở những phút cuối hiệp hai đã gây ra sự khó chịu cho các thành viên U22 Thái Lan.

Công Phượng lo khó được trở lại đội tuyển; Thái Lan 'tố' Sananta gây loạn trận chung kết SEA Games ảnh 2
Tiền đạo Ramadhan Sananta của U22 Indonesia. Ảnh: AFP

"Nguyên nhân của vấn đề (sự hỗn loạn) có thể lấy bằng chứng từ những clip được cư dân mạng chia sẻ. Ramadhan Sananta, tiền đạo mang áo số 9 của U22 Indonesia, chạy ăn mừng chiến thắng trước khi bước vào hiệp phụ.

Anh ấy (Sananta) chạy đến trước băng ghế huấn luyện của U22 Thái Lan với lá cờ Indonesia để gây rối. Hành vi này bị coi là thiếu tôn trọng đối với U22 Thái Lan", Thairath viết.

Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tiếc nuối khi U22 không bảo vệ được HCV

"Sau 20 ngày thi đấu tại SEA Games 32, Đoàn Thể thao Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, giành tổng cộng 359 huy chương, trong đó có 136 HCV, 105 HCB và 118 HCĐ, phá 12 kỷ lục và thiết lập 4 kỷ lục SEA Games, xếp nhất trong 11 đoàn dự đại hội. Một số môn Olympic chúng ta cũng khẳng định được trình độ đứng đầu khu vực", trưởng đoàn Thể thao Việt Nam Đặng Hà Việt chia sẻ.

Theo ông Đặng Hà Việt, những con số kể trên giúp Thể thao Việt Nam khẳng định được vị thế trên đấu trường khu vực và sự phát triển của thể thao thành tích cao và thể thao phong trào trong nước. Đoàn Thể thao Việt Nam cũng được tuyên dương khi nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn trong thời gian tham dự SEA Games.

Công Phượng lo khó được trở lại đội tuyển; Thái Lan 'tố' Sananta gây loạn trận chung kết SEA Games ảnh 3
U22 Việt Nam giành HCĐ, chỉ thua đương kim vô địch Indonesia ở SEA Games 32. Ảnh: Quang Thịnh

Bên cạnh thành công về chuyên môn, đoàn Thể thao Việt Nam cũng để lại những tiếc nuối, khi những môn thể thao được kỳ vọng đã không hoàn thành chỉ tiêu.

"Chúng ta đều kỳ vọng giành Huy chương Vàng ở môn bóng đá và quần vợt nhưng cả 2 đều không hoàn thành chỉ tiêu. Tuyển nữ xuất sắc bảo vệ Huy chương Vàng nhưng với đội tuyển U22 Quốc gia nam, đây đang là giai đoạn chuyển giao thế hệ nên chúng ta đã không có được lứa cầu thủ tốt nhất. Đội lại thiếu may mắn ở trận bán kết, để đối phương ghi bàn ở phút bù giờ thứ 6", trưởng đoàn Đặng Hà Việt nói.

Tin mới

Lê Văn Phi được di lý từ Lào về giao cho Công an Việt Nam để điều tra một số hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: HSVA.

Trùm giang hồ khét tiếng Phi ‘đen’ là ai?

(Baonghean.vn) - Sinh ra từ một làng quê xứ Nghệ, Lê Văn Phi, hay còn được biết đến với biệt danh Phi “đen” sớm nổi danh, có số má ở các tỉnh phía Nam. Phi “đen” sớm nằm trong tầm ngắm của các trinh sát bởi được xác định là người đứng đầu một số vụ việc gây mất an ninh trật tự.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng; Nghệ An lần đầu tiên tổ chức Hội thi Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; Thí sinh Nghệ An bước vào môn thi đầu tiên của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10… là những thông tin nổi bật.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất tiếp tục phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính; quán triệt và tham mưu chương trình hành động Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An.
Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

(Baonghean.vn) - Chiều 5/6, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đoàn ĐBQH Nghệ An thảo luận tại Tổ 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Kạn và Bạc Liêu.
Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.