Công tác dân số: Thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(Baonghean) - Báo Nghệ An phỏng vấn đồng chí Lê Thị Hoài Chung - Bác sỹ CKII, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh

P.V: Năm 2016, ngành Dân số Nghệ An tiếp tục gặp nhiều khó khăn bởi các chương trình mục tiêu Quốc gia đã bị cắt giảm. Tuy nhiên, đây cũng là một năm ngành có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực hướng về cơ sở, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt. Đồng chí có thể chia sẻ về những nỗ lực của ngành trong năm qua?

Đồng chí Lê Thị Hoài Chung
Đồng chí Lê Thị Hoài Chung. Ảnh: Mỹ Hà 

Đồng chí Lê Thị Hoài Chung: Năm 2016, kinh phí chương trình mục tiêu Quốc gia về DS/KHHGĐ thay thế bằng kinh phí chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đến thời điểm cuối năm chỉ được 50%. Khó khăn này cộng với việc thiếu hụt nhân viên ở cơ sở do chính sách tinh giản biên chế, những tác động thiếu tích cực đã ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, triển khai thực hiện các hoạt động, nhất là trong thực hiện vận động quần chúng nhân dân thực hiện chính sách Dân số/KHHGĐ của Đảng và Nhà nước…

Tuy nhiên, nhờ công tác tham mưu, chỉ đạo kịp thời và có nhiều đổi mới trong hoạt động, nên trong năm ngành đã triển khai được nhiều chương trình thiết thực, có ý nghĩa. Nổi bật là chỉ đạo tổ chức triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn, vùng đông dân, có mức sinh cao năm 2016; triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020; tổ chức các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ về dân số - sức khỏe sinh sản ở vùng đặc thù, vùng có mức sinh cao tỉnh Nghệ An năm 2016". 

Cán bộ Chi cục Dân số tư vấn về KHHGĐ cho công nhân Công ty may Minh Anh - Kim Liên -Nam Đàn
Cán bộ Chi cục Dân số tư vấn về KHHGĐ cho công nhân Công ty may Minh Anh - Kim Liên -Nam Đàn. Ảnh: Mỹ Hà 

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện các mô hình, đề án, dự án về DS/KHHGĐ như: Đề án kiểm soát dân số vùng biển và ven biển; Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Đề án tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng; Đề án chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên; triển khai mô hình thí điểm cung cấp dịch vụ SKSS và PTTT cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Mô hình tiếp thị xã hội các BPTT; Dự án chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình và cộng đồng; Dự án MIS.

Công tác truyền thông, vận động tiếp tục được duy trì và có nhiều đổi mới thông qua nhiều nội dung, hình thức phù hợp, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của nhân dân trong thực hiện chính sách DS/KHHGĐ. Trong đó, quan tâm nhiều đến các đối tượng khó tiếp cận ở những vùng đặc thù, đối tượng học sinh, sinh viên. Hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ các cấp đã cơ bản cung cấp kịp thời các phương tiện tránh thai cho địa phương, cơ sở và người dân ngay sau khi nguồn phương tiện tránh thai được Trung ương, tỉnh cấp về.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng của những người làm công tác Dân số/KHHGĐ các cấp trên địa bàn tỉnh, nên trong năm 2016, công tác DS/KHHGĐ của tỉnh đã thu được những kết quả đáng ghi nhận: Tỷ suất sinh thô giảm 0,4‰ so với năm 2015, đạt 103% kế hoạch được giao; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,4‰; tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh là 112 bé trai/100 bé gái, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch… Quy mô gia đình có 1 hoặc 2 con ngày càng phổ biến. Nhịp độ gia tăng dân số nhanh cơ bản được khống chế. Chất lượng dân số được nâng lên, tuổi thọ trung bình được nâng cao. Cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi theo hướng tích cực. Các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số được tập trung triển khai và có hiệu quả khá rõ. Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em ngày càng được cải thiện.

Những thành quả mà ngành Dân số tỉnh Nghệ An đạt được trong thời gian qua là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian nan và vất vả. Từ đó góp phần không nhỏ trong thực hiện mục tiêu chung của ngành Y tế, đó là: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống Dân số - Y tế theo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, sức khỏe sinh sản với chất lượng ngày càng cao, giảm tỷ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, tỷ lệ chết mẹ và con, giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ tỉnh đề ra, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của quê hương, đất nước.

P.V: Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2020 đặt mục tiêu: “Chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng dân số để có quy mô và cơ cấu dân số hài hòa vì sự phát triển bền vững của đất nước”. Với Nghệ An, trong quá trình thực hiện mục tiêu chung này còn gặp những khó khăn gì?.

Đồng chí Lê Thị Hoài Chung: Mặc dù cả nước đã đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì từ đó đến nay, nhưng ở Nghệ An vẫn còn là một thách thức lớn bởi hiện tại chúng ta vẫn là 1 trong 10 tỉnh có mức sinh cao của cả nước. Bên cạnh đó, kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hàng năm tuy có giảm nhưng còn ở mức cao, và vẫn còn rất khác nhau giữa các vùng miền, giữa các huyện trong tỉnh. Hơn thế, trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục gia tăng, tiềm năng sinh đẻ còn rất lớn, dẫn đến nhiều nguy cơ tăng dân số một cách đột biến. 

Nghệ An cũng đã đạt đến ngưỡng dân số vàng, nhưng xét trên tổng thể chất lượng dân số của tỉnh ta vẫn chưa như kỳ vọng. Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số dân tộc ít người đang là nguy cơ hiện hữu ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH quê hương, đất nước. 

Những hạn chế này có nguy cơ phá vỡ những thành quả về dân số đã đạt được trong những năm qua. Mặt khác, làm khó khăn hơn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giáo dục, nhà ở, ô nhiễm môi trường, chăm sóc sức khỏe nhân dân, các tệ nạn xã hội... Từ đó cũng sẽ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

P.V: Năm 2017, ngành Dân số Nghệ An sẽ xây dựng chương trình và kế hoạch hoạt động như thế nào để đạt được mục tiêu trước mắt là giảm sinh, từng bước tiến tới mục tiêu lâu dài là ổn định mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số, thưa đồng chí?

Đồng chí Lê Thị Hoài Chung: Bước sang năm 2017, công tác DS/KHHGĐ sẽ tiếp tục có nhiều thuận lợi, thách thức đan xen, vì vậy, toàn ngành cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu, phát huy tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Ngành sẽ tiếp tục tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện công tác DS/KHHGĐ. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản chính sách của tỉnh một cách quyết liệt hơn, phù hợp với đặc thù của từng địa phương, đơn vị. Chủ động chuyển đổi trọng tâm công tác dân số từ dân số - kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.

Cuộc thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu về SKSS ở huyện Hưng Nguyên.
Cuộc thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu về SKSS ở huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Mỹ Hà 

Bên cạnh đó, đẩy mạnh và đổi mới hơn nữa về công tác truyền thông phù hợp với mục tiêu, đối tượng, vùng miền, mở rộng các đối tượng truyền thông và chủ động xây dựng những chương trình thiết thực, có sức lan tỏa. Quá trình thực hiện sẽ tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với các ban, ngành, đoàn thể nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội về DS/KHHGĐ. Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số/KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo đủ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ được giao. 

Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động các mô hình, đề án về nâng cao chất lượng dân số. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, đảm bảo kịp thời, an toàn và thuận tiện cho người dân; triển khai tốt công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc thực hiện KHHGĐ/dịch vụ CSSKSS. 

Thực hiện tốt công tác thống kê chuyên ngành, sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý dữ liệu dân cư đảm bảo độ chính xác cao để làm căn cứ hoạch định chính sách, chương trình về công tác dân số. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách DS/KHHGĐ và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định.

Tin rằng, mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng với trách nhiệm và tâm huyết toàn ngành Dân số sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực, góp phần đưa công tác dân số đạt được nhiều kết quả khả quan hơn nữa trong những năm tới.

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

Mỹ Hà (Thực hiện)

tin mới

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.