Công ty cổ phần mía đường Sông Con chủ động phòng dịch để sản xuất

(Baonghean.vn) - Vụ ép năm 2021- 2022 diễn ra trước diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, để đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất của nhà máy, an toàn cho cán bộ công nhân, người lao động, Công ty đã thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch.

Anh Dương Văn Hải - Ca phó sản xuất Công ty cổ phần mía đường Sông Con cho biết: “Tất cả chúng tôi khi vào công ty được hỗ trợ test nhanh ngay từ ngoài cổng, phải ăn ở, làm việc tại nhà máy tối đa 2 tuần và tối thiểu 1 tuần mới được thay ca, lúc đó mới được về nhà nghỉ 1 tuần và sau trở lại Công ty làm việc và lại tiếp tục thực hiện các bước như ban đầu. Chúng tôi được bố trí chỗ ăn nghỉ chu đáo và được hỗ trợ các suất cơm ăn hàng ngày đảm bảo dinh dưỡng, mọi chế độ lương thưởng ổn định. Tại đây mọi người thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế”.

Hiện nay Công ty có hơn 280 cán bộ công nhân và người lao động, được bố trí thành 3 ca, trong đó mỗi đợt sản xuất tại nhà máy chỉ bố trí 2 ca để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, vừa duy trì dây chuyền nhà máy hoạt động hiệu quả với mỗi ngày chế biến 3.300 tấn mía cây.   

Dây chuyền sản xuất đường trong nhà máy. Ảnh: Cẩm Tú
Dây chuyền sản xuất đường trong nhà máy. Ảnh: Cẩm Tú 

Ông Đào Thanh Hải- Phó Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Sông Con trao đổi: Chúng tôi đã bố trí 2 ca, đảm bảo khoảng cách làm việc, đảm bảo lương thưởng cho người lao động. Đặc thù của sản xuất mía là phải liên tục, vừa đỡ chi phí vừa đảm bảo vụ sản xuất mới.  Đây là lần đầu tiên thực hiện ăn nghỉ tại Công ty nên Công ty đã đầu tư mua sắm thêm các vật dụng, chuẩn bị đầy đủ điện, nước, lắp đặt thiết bị Wi- Fi, bố trí phòng ăn nghỉ cho cán bộ công nhân người lao động tại chỗ. Tất cả những thứ đó, Công ty đều hỗ trợ hoàn toàn”.

Để cung ứng nguyên liệu cho nhà máy, hiện nay, bà con huyện Tân Kỳ đang tập trung thu hoạch gần 3.300 ha mía đứng, nhiều diện tích thu hoạch sử dụng bằng máy nên tiến độ nhanh hơn, tiết kiệm chi phí và nhân công. Khác với mọi năm, năm nay năng suất mía đạt cao hơn so với năm ngoái, ước đạt 64 tấn/ ha và giá thu mua mía cao hơn nhiều so với những năm trước nên là con phấn khởi. Giá khởi điểm, mía loại 1 tại ruộng, Công ty CP mía đường Sông Con thu mua là 1.050.000 đồng/tấn.

Công ty CP mía đường Sông Con bố trí cho lao động làm việc và ăn nghỉ tại chỗ để phòng dịch. Ảnh: Cẩm Tú
Công ty CP mía đường Sông Con bố trí cho lao động làm việc và ăn nghỉ tại chỗ để phòng dịch. Ảnh: Cẩm Tú

Trong 10 ngày thu hoạch đầu tiên, phía Công ty hỗ trợ thêm 30.000 đồng/tấn, tức 1.080.000 đồng/tấn. Thời điểm này giá đường tiếp tục tăng, kéo theo giá thu mua mía sẽ tăng, Công ty cam kết sẽ điều chỉnh giá bằng hoặc cao hơn giá thu mua mía nguyên liệu của các Công ty mía đường trong cả nước.

Ông Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Sông Con cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ điều chỉnh giá hợp lý để bà con nông dân vùng nguyên liệu yên tâm sản xuất, vừa duy trì vừa mở rộng diện tích.

Hiện nay tổng diện tích vùng nguyên liệu của nhà máy gần 5.000 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Kỳ, Thanh Chương, Anh Sơn, Yên Thành và Đô Lương. Năm nay chúng tôi dự kiến trồng mới vùng nguyên liệu là 1.900 ha, bởi vậy phía Công ty có chính sách hỗ trợ khâu làm đất bằng máy tùy theo từng vùng canh tác, đó là từ 1 triệu đến 7 triệu đồng/ ha và hỗ trợ 20 tấn bùn mía/ ha cho bà con. Đồng thời cung ứng giống mía chất lượng cho bà con”.

Sản phẩm đường thành kho trong nhà máy. Ảnh: Cẩm Tú
Sản phẩm đường thành kho trong nhà máy. Ảnh: Cẩm Tú

Sự quan tâm của nhà máy đối với vùng nguyên liệu là động lực để nông dân quay lại gắn bó với cây mía trong bối cảnh nhiều cây trồng rớt giá, hiệu quả không cao. Đến thời điểm này nhà máy đã thu mua cho bà con vùng nguyên liệu hơn 50.000 tấn mía nguyên liệu. Dự kiến trong vụ ép 2021- 2022 này, nhà máy sẽ thu mua 300.000 tấn mía với sản lượng đường thành phẩm tương đương khoảng 30.000 tấn./.

 

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.