Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam với hành trình ‘Áo ấm mùa đông’

(Baonghean.vn) - Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam phối hợp với Báo Nghệ An và Sở GD&ĐT tổ chức chương trình “Áo ấm mùa đông” đến với học sinh nghèo ở các huyện miền núi Nghệ An.

Chia sẻ và trải nghiệm

Qua khảo sát thực tế, hiện còn rất nhiều học sinh ở miền núi còn khó khăn, thiếu áo ấm cũng như các trang bị để phòng rét trong mùa đông. Trước thực tế đó, Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam phối hợp với Báo Nghệ An và Sở GD&ĐT tổ chức chương trình “Áo ấm mùa đông” đến với học sinh nghèo ở các huyện Kỳ Sơn và Tương Dương.

Theo ông Hoàng Minh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam, đơn vị đã thành lập ban chỉ đạo, đoàn công tác và giao cho Đoàn thanh niên, Công đoàn công ty phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương để tổ chức tốt chương trình. Quan điểm xuyên suốt của Công ty là phấn đấu sản xuất – kinh doanh hiệu quả, hài hòa lợi ích, tích cực hỗ trợ các hoạt động an sinh xã hội.

Nhiều tuyến đường vào các điểm trường ở huyện vùng cao Kỳ Sơn gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh tư liệu: Đào Thọ
Nhiều tuyến đường vào các điểm trường ở huyện vùng cao Kỳ Sơn gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh tư liệu: Đào Thọ

Anh Nguyễn Song Hào – Phó Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Bí thư Đoàn thanh niên Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam cho biết: Trước những khó khăn của trẻ em miền núi, trước đây Công ty cũng có những chương trình tặng quà, động viên các em vươn lên trong cuộc sống. Chương trình “Áo ấm mùa đông” lần này được phối hợp tổ chức bài bản, chặt chẽ, từ khảo sát thực tế, lập danh sách đến thực hiện.

"Lãnh đạo Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam đã giao Đoàn thanh niên đơn vị cùng Công đoàn mua 1.000 áo ấm cùng 1.000 mũ len và một số vật phẩm như bánh, kẹo, sữa để tặng học sinh cấp học Mầm non ở một số trường học tại huyện Kỳ Sơn và Tương Dương. Công ty còn mua 4 tivi 43 inch tặng tập thể 3 trường Mầm non và Đồn Biên phòng Mỹ Lý (Kỳ Sơn). Mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng để lên đường trao “Áo ấm mùa đồng” cho trẻ em nghèo ở miền núi Nghệ An” - anh Nguyễn Song Hào thông tin.

Nhiều tổ chức, cá nhân, nhóm thiện nguyện tặng áo ấm cho học sinh Kỳ Sơn. Ảnh tư liệu BNA
Nhiều tổ chức, cá nhân, nhóm thiện nguyện tặng áo ấm cho học sinh Kỳ Sơn. Ảnh tư liệu BNA
Một điểm trường ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn
Một điểm trường ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn

Theo kế hoạch, trong 2 ngày 8 và 9/1/2022, đoàn công tác của Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam, Báo Nghệ An và Sở GD&ĐT sẽ trực tiếp trao “Áo ấm mùa đông” đến với học sinh nghèo ở huyện Kỳ Sơn và Tương Dương.

Qua trao đổi, anh Nguyễn Song Hào – Phó Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Bí thư Đoàn thanh niên Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam cho biết thêm: “Đợt này, Công ty cử thêm một số cán bộ, công nhân tham gia hoạt động để chia sẻ với hoàn cảnh trẻ em ở miền núi, đồng thời để họ trải nghiệm thực tế còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh, từ đó thôi thúc mỗi cán bộ, công nhân tích cực hơn trong lao động, sản xuất…”.

Lãnh đạo Ban dân tộc Nghệ An và UBND huyện Tương Dương hỏi thăm tình hình sức khỏe của người dân sau khi khỏi bệnh Covid-19. Ảnh tư liệu: Tiến Đông
Lãnh đạo Ban dân tộc Nghệ An và UBND huyện Tương Dương hỏi thăm tình hình sức khỏe của người dân sau khi khỏi bệnh Covid-19. Ảnh tư liệu: Tiến Đông
1.000 mũ len, 1.000 áo ấm được Đoàn thanh niên, Công đoàn Công ty CP Xi măng Sông Lam chuẩn bị tặng các em học sinh khó khăn ở Kỳ Sơn và Tương Dương.
1.000 mũ len, 1.000 áo ấm được Đoàn thanh niên, Công đoàn Công ty CP Xi măng Sông Lam chuẩn bị tặng các em học sinh khó khăn ở Kỳ Sơn và Tương Dương.

Sản xuất hiệu quả, hỗ trợ an sinh xã hội

Từ khi đi vào hoạt động (2016) đến nay, Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam đã trích trên 27 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương ở Nghi Lộc, Đô Lương xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình dân sinh.

Công ty còn ủng hộ 3 tỷ đồng vào Quỹ phòng chống Covid – 19 do Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An quản lý, góp phần cùng các địa phương triển khai phòng chống dịch bệnh, ổn định xã hội để phát triển kinh tế. Những năm trước, Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam còn hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn, đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt ở các tỉnh Bắc Trung bộ; tặng quà động viên lực lượng phòng chống dịch Covid-19 tại các chốt kiểm soát trên địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh...

Công ty CP Xi măng Sông Lam cắt băng khánh thành các công trình hỗ trợ xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) xây dựng nông thôn mới. Ảnh tư liệu: Nguyên Nguyên
Công ty CP Xi măng Sông Lam cắt băng khánh thành các công trình hỗ trợ xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) xây dựng nông thôn mới. Ảnh tư liệu: Nguyên Nguyên
Đại diện Công ty CP Xi măng Sông Lam tặng quà động viên lực lượng trực chốt phòng, chống Covid-19 trên địa bàn Hà Tĩnh trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh tư liệu
Đại diện Công ty CP Xi măng Sông Lam tặng quà động viên lực lượng trực chốt phòng, chống Covid-19 trên địa bàn Hà Tĩnh trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh tư liệu

Năm 2021, vượt qua những thách thức, khó khăn do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam đã về đích với giá trị sản xuất đạt 5.800 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2020;  trong đó, xuất khẩu đạt 4.600 tỷ đồng (tăng 6% so với năm 2020). Năm 2021, đơn vị đóng thuế vào ngân sách Nhà nước 480 tỷ đồng (tăng 19% so với năm 2020).

Ông Hoàng Minh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam cho biết: “Những kết quả đạt được có sự chung sức, đoàn kết trong lao động sản xuất của cán bộ, công nhân viên, người lao động toàn Công ty. Chúng tôi luôn ghi nhớ, cùng sự nỗ lực của đơn vị, còn có sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trong vùng. Chính vì vậy, bên cạnh hoạt động sản xuất hiệu quả, Công ty phần Xi măng Sông Lam luôn phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, hỗ trợ các xóm, xã nơi đơn vị đứng chân hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ người nghèo vươn lên trong cuộc sống…”.

Nhà máy xi măng Sông Lam ở Đô Lương (Nghệ An) đi vào hoạt động ổn định sản xuất Clinker cuối tháng 11/2016. Ảnh: Tư liệu
Nhà máy xi măng Sông Lam ở Đô Lương (Nghệ An) đi vào hoạt động ổn định sản xuất Clinker cuối tháng 11/2016. Ảnh: Tư liệu

tin mới

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.