Cụ bà gần 80 tuổi nuôi con tâm thần và cháu nội bại não

(Baonghean.vn) - Đã 78 tuổi, già yếu, gia cảnh quá nghèo nhưng bà Đặng Thị Chinh ở xã Diễn Lợi (Diễn Châu, Nghệ An) phải nuôi cả con trai tâm thần và đứa cháu nội bệnh bại não.

Cảnh đầu tiên chúng tôi chứng kiến khi thăm nhà bà Chinh là cảnh đứa cháu nội đích tôn đang trần truồng gào thét, lê lết quanh chiếc chiếu nhàu nhĩ trải giữa sân. Bà Chinh buồn bã kể: Tui già rồi răng ông trời còn bắt tội khổ rứa? Chồng mất sớm, nhà 5 đứa con nhưng khôn ngoan chẳng được mấy đứa, vừa khờ dại, vừa nghèo khó nên chúng lần lượt bỏ học, bám lấy mẫu ruộng để có cái ăn, cái mặc… lớn thêm chút nữa đứa thì vào Nam, đứa ra Bắc làm thuê, rồi lập gia đình ở xa.

Rồi bà đưa bàn tay gầy khẳng khiu gạt hàng nước mắt trên quầng thâm đen, tủi thân khóc: tuổi này rồi, nhưng không một ngày được sống yên, chưa có đêm ngủ trọn giấc. Có khi đang ngủ say nghe tiếng gào thét rụng rời cả tay chân, tim đập thình thình, tỉnh giấc thấy đứa cháu đang lăn lộn dưới đất, hết gào khóc lại cười ngây dại, vừa sợ vừa thương cháu. Lại nghĩ đến đứa con trai tội nghiệp đang ở một mình trong căn nhà ngoài xóm không biết đang đêm có chạy đi nhặt rác ngoài đường…

Bà Chinh đau đớn gạt hàng nước mắt thương con và cháu bệnh tật. Ảnh: Hà Linh
Bà Chinh đau đớn gạt hàng nước mắt thương con và cháu bệnh tật. Ảnh: Hà Linh

Đứa con tội nghiệp mà bà Chinh nói là con trai cả của bà - anh Trần Hữu Thông, sinh năm 1974. Năm vừa đến tuổi nhập ngũ, anh xung phong đi bộ đội đóng quân ở vùng bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Thông cũng như một số đồng đội khác cùng thời, lấy vợ rồi vô tư sinh con mà không hề hay biết bất hạnh đang đến với gia đình.

Năm 1997, con trai đầu lòng là cháu Trần Hữu Hùng ra đời,  vợ chồng anh hạnh phúc khi thấy con hình hài đẹp đẽ khôi ngô, nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang khi mỗi ngày trôi qua, Hùng lại có biểu hiện không bình thường như và ốm đau triền miên. Đến 6 tháng tuổi thì bệnh viện kết luận cháu bị bại não do ảnh hưởng chất độc da cam từ bố. Gia đình đưa cháu đi rất nhiều nơi để mong chữa trị, nhưng chỉ là những lời chỉ dẫn, dặn dò và thuốc uống để cháu không biến chứng nặng hơn chứ với hoàn cảnh gia đình khó khăn như vậy không thể chữa trị dứt điểm.

Từ khi phát hiện ra bệnh của con trai thì tính khí anh Thông cũng trở nên thất thường, và đến lượt anh lại vào Bệnh viện để điều trị chứng tâm thần. Vợ anh gắng gượng chăm chồng, chăm con được hai năm thì không chịu được cảnh ngược xuôi chạy hết bệnh viện này chăm chồng, lại đi bệnh viện khác chăm con nên đã bỏ mặc cho mẹ chồng rồi vào Nam làm ăn và lập gia đình khác.  

Anh Thông ngây dại trước ngôi nhà cũ chất đầy những bao rác mà hàng ngày anh nhặt đưa về nhà. Ảnh: Hà Linh.
Anh Thông ngây dại trước ngôi nhà cũ chất đầy những bao rác mà hàng ngày anh nhặt đưa về nhà. Ảnh: Hà Linh. 

Năm 2003, anh Thông được một cô gái xã bên đem lòng thương và cùng về chung sống, sinh được một bé gái là cháu Trần Thị Hoài Thương, nhưng sau khi vợ sinh con thì bệnh của anh Thông lại tiếp tục diễn biến nặng. Khi con gái vừa học xong lớp 1 thì người vợ thứ hai lại phải ôm con vào miền Nam để làm thuê, làm mướn nuôi con.

Mỗi khi lên cơn, anh Thông lại đuổi đánh mẹ. Vì còn phải lo cho cháu nội là Trần Hữu Hùng nên bà Chinh đành phải về tá túc trong túp lều ngày xưa ông bà để lại. Sau khi lều bị sập thì bà được một chương trình từ thiện hỗ trợ được 40 triệu đồng. Căn nhà được sửa chữa lại làm chỗ tá túc cho mấy bà cháu từ năm 2010 đến nay.

Bình thường anh Thông hiền lành, không chửi bởi, đánh đập ai, ngày ngày đi nhặt rác, đóng vào bao rồi dựng khắp ở góc nhà như tài sản vậy, thế nhưng khi lên cơn anh không thể nhận ra mẹ mình, trừng mắt đe dọa khiến mẹ sợ hãi phải bỏ chạy.

Năm 2014, cháu Thương được mẹ đưa về cho bà Chinh để cháu đi học trường tiểu học trong xã và hàng ngày giúp bà đưa cơm sang cho bố. Đưa cơm sang nhưng Thương không dám đến gần vì sợ. Nhiều hôm cơm để đó cho kiến bò, có khi gà ăn mất, anh Thông lại nhịn đói. Vì phải theo mẹ đi làm thuê nay đây mai đó, nên mặc dù đã 14 tuổi nhưng Thương mới học đến lớp 3.

Cháu Thương được mẹ đưa về để đi học và giúp bà nội đưa cơm cho bố, đã 13 tuổi nhưng cháu mới học lớp 3 vì phải theo mẹ đi làm thuê khắp nơi. Ảnh: Hà Linh
Cháu Thương được mẹ đưa về để đi học và giúp bà nội đưa cơm cho bố, đã 13 tuổi nhưng cháu mới học lớp 3 vì phải theo mẹ đi làm thuê khắp nơi. Ảnh: Hà Linh

Hiện nay, các con của bà Chinh đều ở mỗi nơi khác nhau, một mình bà phải chăm lo cho anh Thông và cháu Hùng. Vừa lo làm ruộng, vừa phải chăm nuôi con cháu bệnh tật. Hàng tháng, bà Chinh được hưởng chế độ nuôi 2 con và cháu bệnh tật cùng tiền của bố con anh Thông. Bà chỉ dám mua gạo, còn thức ăn chủ yếu là các thứ rẻ tiền, ôi ế, rau, dưa thì xin bà con trong làng sống qua ngày.

Mẹ cháu Thương thi thoảng gửi về ít tiền, nhờ bà mua thức ăn cho bố con anh Thông, mỗi khi gọi điện thoại về, chị chị biết động viên bà cố gắng để chị kiếm thêm ít tiền, sau này anh Thông không còn sức để đi lại hay đập phá thì chị sẽ về quê chăm sóc hai bố con.

Ông Hoàng Xuân Hồng - Bí thư Đảng ủy xã Diễn Lợi cho biết xã không thể hỗ trợ gì nhiều, chỉ quan tâm những ngày lễ, Tết. Ông cũng mong gia đình bà Chinh nhận được nhiều tấm lòng hảo tâm, giúp đỡ để bà có thêm nguồn kinh phí mua thuốc và chữa trị cho con và cháu, bởi một mai bà khuất núi không biết mấy cha con anh Thông sẽ ra sao? Gia đình bà Thông đang rất cần sự giúp đở, sẻ chia của các nhà hảo tâm.

Mọi giúp đỡ xin gửi về bà Đặng Thị Chinh - xóm 6, xã Diễn Lợi, Diễn Châu, Nghệ An hoặc Phòng Phát hành và Công tác xã hội, Báo Nghệ An, số 3 Lênin, Vinh, Nghệ An.


Hà Linh 

tin mới

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.