Cụ ông 85 tuổi nhiệt tâm với công việc chăm sóc tượng đài chiến thắng

(Baonghean.vn) - “Các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc, còn tui thì chỉ trông coi, chăm sóc được tượng đài. Còn sống, còn khỏe thì tui vẫn tiếp tục công việc này” – đó là tâm sự của cụ Nguyễn Hoàng Thường (85 tuổi) – người trông coi tượng đài chiến thắng Truông Bồn ở xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương.

Ghé thăm tượng đài chiến thắng Truông Bồn, (nơi giáp ranh giữa quốc lộ 15 với đường 38), nếu du khách bắt gặp một cụ ông đội chiếc mũ cối bạc màu, tay cầm chiếc chổi đang quét dọn thì đó là cụ Thường. Cụ đảm nhận công việc bảo vệ, chăm sóc khu tượng đài chiến thắng đã 20 năm. Ngày đó, khi tượng đài chiến thắng được xây dựng cạnh vườn nhà (1997), cụ đã nhận lời với UBND xã Mỹ Sơn làm thêm công việc này.

người Cụ Nguyễn Hoàng Thường (85 tuổi) trông coi tượng đài chiến thắng Truông Bồn (xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương). Ảnh: Huy Thư.
Cụ Nguyễn Hoàng Thường (85 tuổi) trông coi tượng đài chiến thắng Truông Bồn (xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương). Ảnh: Huy Thư.

Thời gian qua, bất chấp tuổi tác, mưa nắng, cụ vẫn nhiệt tâm với công việc được giao, cố gắng hết mình để di tích luôn được sạch đẹp, trang nghiêm. Cụ cho biết, ngày thường, vài hôm cụ lại làm vệ sinh khu vực tương đài một lần, chủ yếu là quét dọn, thu gom và đốt lá cây. Do khuôn viên di tích rộng gần 3000 m2, để quét sạch từ trên sân tượng đài xuống hết các bậc lên xuống sát quốc lộ, nhiều khi phải mất cả ngày. Vất vả nhất là mùa lá rụng, những ngày gió bão, lá cây tấp đầy sân di tích, cụ phải thu dọn mấy buổi mới xong.Theo cụ, dù việc nhà có bận bịu, nhưng “khi đã vác dao, cầm chổi đi là phải làm cho xong, cho sạch, đẹp mới về”.

Tuy cao tuổi, nhưng trông cụ vẫn còn khỏe mạnh, đi lại hoạt bát, đầu óc minh mẫn, làm việc hăng hái. Nếu du khách tham quan gặp cụ tại di tích, sẽ được nghe “hướng dẫn viên” đặc biệt này, nhiệt tình kể về Truông Bồn những năm kháng chiến chống Mỹ, về sự hi sinh của quân dân ta, của 13 thanh niên xung phong...  Rất nhiều câu chuyện mà cụ kể sẽ giúp du khách hiểu thêm về quá khứ và hiện tại của Truông Bồn.

Hai chục năm qua, tượng đài chiến thắng Truông Bồn là điểm tham quan, tưởng niệm quan trọng của nhân dân cả nước mỗi khi về Đô Lương, cũng chừng ấy năm cụ Thường đã gắn bó với công việc ở đây. Cụ tâm sự: “Trông coi di tích đã đem lại cho tui niềm vui của tuổi già, vừa làm việc nhúc nhắc cho khỏe người, vừa góp phần làm sạch đẹp cho di tích. Hàng ngày được gặp gỡ du khách, được kể chuyện về Truông Bồn cho họ nghe, tui cũng cảm thấy vui rồi”.

Cụ Thường làm vệ sinh di tích những ngày sau bão số 2. Ảnh: Huy Thư.
Cụ Thường chăm sóc di tích những ngày sau bão số 2. Ảnh: Huy Thư.

Được biết trong 2 cuộc kháng chiến, cụ từng đi dân công hỏa tuyến ở Lào, từng làm cán bộ - đội sản xuất, công an tại địa phương. Vợ chồng cụ có 7 người con, họ đều có gia đình riêng. Tuy cao tuổi, nhưng 2 cụ vẫn tích cực chăn nuôi sản xuất (từng là gia đình sản xuất giỏi cấp huyện), hiện cụ đang nuôi 1 con trâu, 2 con lợn,1 đàn dê (7 con), 1 ao cá, nhiều đàn ong, hàng chục con gà vịt, ngan, ngỗng, ngoài ra còn rất nhiều cây ăn quả. Cụ Thường bộc bạch “Vợ chồng tui đang sống tự lập được chứ chưa phải dựa vào con cháu”.

Nói về công việc bảo vệ di tích mà chồng đang làm, cụ bà Đặng Thị Chí (87 tuổi), chia sẻ: “Từ trước đến nay, trong nhà, vợ con, ai cũng động viên ông ấy chăm lo nhiệm vụ mà mình đã nhận, việc nhà đã có tui. Trông coi di tích không quan trọng chuyện phụ cấp nhiều hay ít mà là làm bằng tâm, làm để lấy phúc cho đời”.

Mặc dù tuổi đã cao, nhưng dường như cụ Thường chưa bao giờ “sẵn sàng” cho một ngày phải dừng lại công việc đang làm. Cụ cho biết: “Các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc, còn tui thì chỉ trông coi, chăm sóc được tượng đài. Còn khỏe, còn đi lại được, thì tui vẫn tiếp tục công việc này”

Anh Nguyễn Phi Ánh – cán bộ văn hóa xã Mỹ Sơn cho biết: “Hai chục năm gắn bó với  tượng đài chiến thắng, ông Nguyễn Hoàng Thường thực sự là một người đã hết lòng với công việc. Nói một cách ngắn gọn, ông đã sống và làm việc bằng tâm, rất đáng ngưỡng mộ.

                                                              Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.