Cửa khẩu Cao Vều: "Cầu nối" hữu nghị Việt - Lào
Khu vực Cao Vều huyện Anh Sơn và Mương Chăm (Lào) vốn là hai că
Khu vực Cao Vều huyện Anh Sơn và Mương Chăm (Lào) vốn là hai căn cứ cách mạng của cả hai nước từ thời kỳ cả hai dân tộc đang chuẩn bị cho cuộc cách mạng giải phóng mặt bằng của Đảng Cộng sản Đông Dương. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Xu Pha Nu Vông đã ký vào bản ghi nhớ với uớc nguyện sau khi giành độc lập sẽ xây dựng khu căn cứ cách mạng của hai nước thành cửa khẩu quốc tế, tạo ra sự liên kết giữa hai khu căn cứ cách mạng.
Tỉnh ta có chung đường biên giới với 3 tỉnh của nước CHDC Nhân dân Lào là Bolykhămxay, Xiêng Khoảng và Hủa Phăn với chiều dài trên 400 km, trong đó đường biên giới giáp với tỉnh Bôlykhămxay có chiều dài 158km. Để phát triển kinh tế biên giới, tỉnh đã quy hoạch xây dựng khu kinh tế (KKT) các cửa khẩu như KKT cửa khẩu Nậm Cắn (Kỳ Sơn)), KKT của khẩu Thanh Thuỷ (Thanh Chương), KKT cửa khẩu Thông Phụ (Quế Phong).
Cùng với đó là 16 lối mở qua biên giới Nghệ An-Lào. Các hệ thống chợ biên giới đang được quy hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp như chợ Đin Đăm (Cửa khẩu Nậm Cắn) tạo điều kiện cho thương nhân phát triển giao lưu hàng hoá và văn hoá ẩm thực...
Đồn Biên phòng 557 ở bản Cao Vều - Anh Sơn - |
Từ năm 2008 đến nay, doanh nghiệp Nghệ An vươn vai đầu tư sang thị trường Lào trên các lĩnh vực chế biến gỗ, khách sạn, nhà hàng, khai thác mỏ là 50 doanh nghiệp....
Khu căn cứ địa cách mạng Cao Vều (Phúc Sơn-Anh Sơn) được tập đoàn Cao Su Việt Nam quy hoạch đầu tư dự án trồng 3.000 ha cao su, điều này mở ra triển vọng và khả thi cho việc mở rộng cây cao su sang nước bạn. Các nhà máy sản xuất xi măng, VLXD, đá ốp lát, đá mỹ nghệ của tập đoàn dầu khí, công ty Thanh Sơn, công ty Hợp Sơn.
Đa dạng các sản phẩm công nghiệp,TTCN đã và đang khẳng định tên tuổi, thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới như đường Kính của Công ty mía đường Sông Lam, chè đen, chè xanh, chè ôtôđô của 5 nhà máy và xưởng chế biến chè trên địa bàn huyện, sản phẩm may thêu xuất khẩu của Công Ty May Thêu Khải Hoàn.
Lợi thế du lịch sinh thái gắn với sinh hoạt văn hoá tâm linh tại nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào, di chỉ khảo cổ Hang Đồng Trương, hệ thống giao thông nối đường mòn Hồ Chí Minh, quốc lộ 7, điện, thông tin cũng đã về tận tới bản Cao Vều.
Theo tìm hiểu được biết huyện Xăy Chăm Phon của nước bạn Lào là một địa bàn đồi núi hẻo lánh của tỉnh Bô Ly Khăm Xay, có diện tích trên 2500 km2, diện tích đồi núi chiếm trên 95%.
Có lợi thế trong việc phát huy thuỷ lợi, thuỷ điện, trồng rừng, chăn nuôi trâu bò, trồng lúa nước và cây hương trầm. Huyện đang tập trung xây dựng bản Mương Chăm thành cửa khẩu đối diện với bản Cao Vều của Việt Nam, hiện đang trên đà hoàn thành lưới điện, hệ thống nước sạch, đồn Biên phòng Mương Chăm, các xưởng chế biến gỗ, xây dựng chợ.
Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Xay Chăm Phon cũng đã đề ra kế hoạch xin phép mở cửa khẩu Nậm on để nối với cửa khẩu Cao Vều xã Phúc Sơn (Anh Sơn) để tự do trao đổi qua lại qua biên giới. Các lợi thế đó thực sự mở ra bàn đạp vững chắc cả về kinh tế, chính trị quốc phòng, an ninh, cho điểm dự kiến trên thực tế cửa khẩu Cao Vều, rút ngắn khoảng cách Hà Nội-Cửa Lò-Vinh-Viêng Thong-Viêng Chăn...
Theo bà Võ Thị Hồng Lam-Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn cho hay: Dự án Cửa khẩu Cao Vều nhằm tạo bước đột phá mới trong chiến lược phát triển KTXH huyện. Góp phần thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hoá, đầu tư phát triển kinh tế, góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh biên giới giữa bà con nhân dân vùng biên giới với huyện Xay Chăm Phon của Lào.
Quy mô dự án mở cửa khẩu Cao Vều được hoạch định trên tổng diện tích 154,2 ha đất, địa điểm xây dựng phía Việt Nam mốc M8 xã Phúc Sơn-Anh Sơn, phía Lào bản Mương Chăm. Nội dung Dự án mở của khẩu Cao Vều được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1(từ 2011-2012) mở cửa khẩu phụ để cho người dân, phương tiện, hàng hoá Việt Nam và Lào được tự do trao đổi qua lại biên giới; giai đoạn 2(từ 2013-2014) nâng cấp lên thành cửa khẩu chính mở cho người dân, phương tiện, hàng hoá Việt nam và láng giềng xuất nhập qua biên giới quốc gia.
Triển khai dự án xây dựng bệnh viện điều dưỡng quốc tế, khách sạn, trung tâm viễn thông; giai đoạn 3(từ 2016-2018) nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, triển khai xây dựng tổ trung tâm thương mại du lịch quốc tế, khu vui chơi giải trí, thể thao, nhà máy chế tác Đông Nam dược xuất khẩu.
Dự án nhận được sự ủng hộ, quan tâm và vào cuộc của các phía ban ngành chức năng, chuyên trách nên tính khả thi cao. Ngay cuối tháng 2/2011 tổ chuyên viên liên hợp pháp lý-kỹ thuật cắm mốc biên giới Việt Nam-Lào đã thực địa, khảo sát làm việc, đi tới thống nhất hai nội dung: khu vực mở cửa khẩu phụ Cao Vều-Thông Phị La(tỉnh Bô Ly Khăm Xay) và khu vực từ mốc số 420-421 giữa Nghệ An và tỉnh Xiêng Khoảng.
Hai bên thống nhất chỉ đạo đội cắm mốc liên hợp Nghệ An-BôLyKhăm Xay xác định vị trí cắm mốc số 443 tại điểm giao giữa đường giao thông với đường biên giới có toạ độ X=2 076 993 m;Y=492 112,8m, đối với mốc cũ M-8 giữ nguyên trên thực địa để làm chứng tích lịch sử, góp phần làm rõ đường biên giới. Đội cắm mốc Nghệ An-Xiêng Khoảng cắm bổ sung 1 cọc dấu số 420/1 có toạ độ X=2 125 251,2 m;Y 406 183,2 m tại khu vực giao giữa đường giao thông và đường biên giới nhằm làm rõ đường biên giới tại khu vực dự kiến mở cửa khẩu phụ. Hiện về cơ bản các thủ tục pháp lý mở cửa khẩu đã hoàn thành, trên đà xúc tiến hoàn thành Trạm hải quan Cửa khẩu.
Cửa khẩu Cao Vều, thực sự sẽ là chiếc cầu nối dài thân thiện, tạo bước đột phá mới cho sự giao lưu kinh tế, chính trị của tỉnh nhà và cả quốc gia.
Lương Mai