‘Cửa sống’ cho hiệp ước quốc phòng Mỹ - Philippines?

Hoàng Bách (Theo Reuters)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Ngày 28/2, đại sứ Philippines tại Washington cho biết, hiệp định quân sự Mỹ - Philippines bị Tổng thống Rodrigo Duterte bãi bỏ gần đây vẫn có thể được cứu vớt. Tuyên bố làm tăng hy vọng tại cả 2 quốc gia về khả năng giữ lại một trong những liên minh quân sự lâu đời nhất của châu Á.
Lính Mỹ sử dụng phương tiện tấn công lưỡng cư trong cuộc tập trận với Philippines hồi tháng 4/2019. Ảnh: Reuters
Lính Mỹ sử dụng phương tiện tấn công lưỡng cư trong cuộc tập trận với Philippines hồi tháng 4/2019. Ảnh: Reuters

Theo Jose Manuel Romualdez, Đại sứ Philippines tại Washington, các cuộc đàm phán hiện đang diễn ra nhằm tìm ra một giải pháp, nhưng tình liên minh sẽ thắng thế, đồng thời công nhận tầm quan trọng của Mỹ trên cương vị cường quốc toàn cầu.

“Từ điều mà tôi được biết, cánh cửa này chưa hoàn toàn khép lại”, ông phát biểu tại một diễn đàn.

Romualdez khẳng định cả 2 quốc gia đang tìm cách làm thế nào họ có thể “đánh bóng” và “cải thiện” Hiệp định Các lực lượng thăm viếng (VFA), có thể lấy hiệp định quân sự của Philippines với Australia và một hiệp định tương tự đang trong quá trình thỏa thuận với Nhật Bản làm hình mẫu.

Đầu tháng này, ông Duterte đã gây xôn xao khi thông báo chấm dứt VFA, bày tỏ thái độ giận dữ trước việc visa du lịch Mỹ của một cựu cảnh sát trưởng của ông bị hủy do một số nhà lập pháp Mỹ quan ngại về vấn đề nhân quyền.

VFA, hết hiệu lực vào tháng 8 tới, đưa ra các quy tắc để luân chuyển hàng nghìn lính Mỹ trong và ngoài Philippines để tham gia đánh trận giả và nhiều cuộc tập trận thường niên.  

Các đối thủ của ông tỏ ra giận dữ trước hành động mà họ cho là phô trương, và một số nhà lập pháp vốn thường về phe Duterte đã hối thúc ông cân nhắc lại động thái có thể làm suy yếu quân đội vốn đã thiếu nguồn lực, thường xuyên phải đối diện với thiên tai và các phần tử nổi dậy.

Theo Reuters, những nỗ lực của Philippines nhằm bảo vệ liên minh cho thấy những quan điểm đối lập nhau trong chính quyền Duterte và bộ máy lập pháp về đường hướng chính sách đối ngoại của nhà lãnh đạo này, nhất là đường hướng thù địch công khai của ông với Mỹ, nơi thân nhân của hàng triệu người Philippines đang sinh sống.

Thiếu đi sự tự do di chuyển nhân lực Mỹ, các chuyên gia cho rằng 2 hiệp định quốc phòng chung khác sẽ vô nghĩa và những nỗ lực nhằm mua sắm và vận hành khí tài quốc phòng Mỹ có thể sẽ trở nên khó khăn.

Việc này cũng sẽ giảm bớt các phương án của Washington tại khu vực Thái Bình Dương, cùng với những phức tạp do sự hiện diện lâu nay của quân đội Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, và chỉ có những sự can dự hạn chế đối với quân đội Mỹ ở những địa điểm khác tại Đông Nam Á.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.